Thu gọn danh mục

Gout là căn bệnh phổ biến hiện nay gây khó khăn cho nhiều người mắc phải, thậm chí là những biến chứng nặng nề cho khả năng vận động, nguy hiểm đến tính mạng. Những ai đang bị gout hoặc đã bị gout nhưng chưa được điều trị khỏi thì có thể xem ngay phác đồ điều trị gout hiệu quả hiện nay.

BỆNH GOUT LÀ GÌ? KHI NÀO THÌ CẦN ĐIỀU TRỊ GOUT

Khái niệm bệnh gout

Gout là căn bệnh viêm khớp do sự lắng đọng của các vị tinh thể. Bệnh đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tính tái phát, và dần dần sẽ trở thành bệnh khớp mạn tính. Nguyên nhân của bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng các acid uric và lắng đọng tinh thể muối urat natri tại khớp và các mô trong cơ thể.

Đối tượng dễ bị gout

• Những nam giới sau tuổi 40 có chế độ sinh hoạt và làm việc không khoa học, làm dụng nhiều bia rượu hay thuốc lá.

• Những phụ nữ ở tuổi mãn kinh đối mặt với nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là sự rối loạn estrogen.

• Những người có tiền sử gia đình bị bệnh gout cũng sẽ có nguy cơ cao hơn những người bình thường.

• Những người quá lạm dụng rượu bia và chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể.

• Những người đang sử dụng các loại thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…

• Những người thừa cân, béo phì

Dấu hiệu nhận biết bị gout

⇒ Bệnh nhân bị đau dữ dội ở các khớp như: khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay

⇒ Những cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu

⇒ Cơn đau thường âm ỉ và kéo dài, tần suất đau sẽ kéo dài hơn vài tuần sau đó

⇒ Các khớp bị viêm, sưng tấy đỏ, mềm, nóng

⇒ Bệnh nhân khó có thể cử động khớp bình thường

Tác hại của gout nguy hiểm thế nào?

Bệnh gout nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh sẽ dễ bị biến dạng xương khớp, suy giảm chức năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

Không chỉ vậy nguy cơ bị nhiễm khuẩn, loét chân cao khi các hạt tophi bị vỡ. Bệnh nhân bị suy thận và ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể. Trường hợp nặng có thể dẫn đến gãy xương, nhồi máu cơ tim, đột tử.

KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT?

Bạn cần nên đi khám và điều trị bệnh gout càng sớm càng tốt, là khi thấy các triệu chứng ngày một chuyển biến nặng ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt mỗi ngày. 

Gout không thể tự tiện điều trị bừa bãi mà cần phải thực hiện theo đúng phác đồ thì tình hình bệnh lý mới được từ từ cải thiện. Do đó, bạn nên cần được thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán chính xác từ bác sĩ để được lên phác đồ điều trị hiệu quả.

XEM NGAY PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GOUT HIỆU QUẢ

Phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào từng mức độ bệnh lý sau khi người bệnh được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra như:

+ Xét nghiệm máu

+ Kiểm tra dịch khớp

+ Chẩn đoán hình ảnh qua chụp X-quang, chụp CT

Phác đồ điều trị gout nội khoa (dùng thuốc)

Bệnh nhân có thể được sử dụng một số loại thuốc như:

- Thuốc colchicine: Colchicin hiệu quả trong việc chống viêm, giảm đau gout cấp và mạn tính. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên dùng liều cao bởi có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Thuốc này thường được chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận. Thuốc này có thể dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với colchicin trong phác đồ điều trị gout.

- Thuốc Corticoid: thuốc này được chỉ định để làm giảm viêm và đau. Chú ý thuốc này chỉ có thể dùng ngắn ngày và trong trường hợp các loại thuốc trên không đáp ứng điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể dùng corticoid bằng cách tiêm tại chỗ.

- Thuốc điều trị dự phòng biến chứng: Một số loại thuốc phòng tránh biến chứng của gout sau điều trị cũng sẽ được áp dụng.

- Ngoài ra các thực phẩm chức năng hay các loại thuốc đông y như kim tiền thảo, râu mèo, râu bắp, … cũng có tác dụng làm giảm acid uric.

Phác đồ điều trị gout bằng chế độ sinh hoạt phù hợp

Song song với thuốc thì chế độ sinh hoạt phù hợp cũng đóng góp không nhỏ cho thành công trong điều trị bệnh gout.

+ Bệnh nhân cần nên tránh các loại thức ăn có chứa nhiều chất purin như nội tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua,… thay vào đó nên ăn nhiều trứng, hoa quả hay sữa ít béo,...

+ Hạn chế hoặc tốt là không nên uống rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác.

+ Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước khoáng có chứa kiềm hoặc nước kiềm 14% để tăng lượng nước tiểu và hạn chế lắng đọng urat.

+ Nên có chế độ tập luyện thể dục thường xuyên và giảm cân (người thừa cân, béo phì). Nếu đang bị đau khớp, bạn có thể chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay bơi lội.

Phác đồ điều trị gout bằng ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là cách loại bỏ những hạt tophi. Phương pháp chỉ được chỉ định trong trường hợp gout kèm biến chứng loét, bội nhiễm hoặc hạt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc mất thẩm mỹ.

Bệnh nhân có thể điều trị gout tại những phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín tại TPHCM sẽ đảm bảo về trình độ bác sĩ chuyên khoa, phương pháp điều trị cũng như máy móc tiên tiến hơn.

Xem Thêm: Nếu bạn e ngại bệnh viện công đông đúc thì có thể lựa chọn Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để chữa trị. Tại đây mọi người sẽ được thực hiện trong môi trường sạch sẽ đạt chuẩn Quốc Tế, quy trình nhanh chóng, phương pháp tiên tiến hiệu quả đạt 98,8% (dao châm Hene, dao dịch thể, chiếu sóng viba,...), chi phí phù hợp túi tiền bệnh nhân.

Hy vọng với phác đồ điều trị gout hiện nay sẽ giúp bạn có thể an tâm hơn trong việc chữa trị. Mọi thông tin cần liên hệ tư vấn – đặt hẹn, chỉ cần Click vào bảng chat bên dưới để được các chuyên viên hỗ trợ lên lịch nhanh chóng.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM