Thu gọn danh mục

Khớp vai là khớp có phạm vi chuyển động lớn trong cơ thể con người, nhưng nó cũng là khớp không ổn định , dễ tổn thương do ngoại lực tác động bên ngoài. Theo thống kê cho thấy, nhóm tuổi từ 18-40 tuổi có tỉ lệ trật khớp vai cao . Do đó, trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân Sai trật khớp vai ở người trẻ tuổi và cách khắc phục kịp thời

NGUYÊN NHÂN SAI TRẬT KHỚP VAI Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI TĂNG CAO

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, những người trẻ tuổi, từ 18-40 tuổi là nhóm tuổi năng động, có nguy cơ bị trật khớp vai cao . Đa phần các trường hợp trật khớp vai đều liên quan đến chấn thương. Đôi khi, trật khớp xảy ra sau các hành động bình thường vô hại, chẳng hạn như giơ tay hoặc lăn lộn trên giường.

• Thanh niên, đặc biệt là người đi xe máy, khi có va đập hoặc tai nạn xảy ra, bị ngã xuống thì cánh tay của bạn cố gắng duỗi ra để chống đỡ cơ thể, nhưng kết quả là cánh tay của bạn chạm trực tiếp vào mặt đất và trọng lượng cơ thể của bạn trực tiếp đè xuống khiến khớp vai dễ bị trật.

• Chơi các môn thể thao tác động, chẳng hạn như bóng rổ, bóng bầu dục, bóng đá, bơi bơi lội, quần vợt; hoặc Các môn thể thao dễ bị ngã, chẳng hạn như bóng chuyền, trượt tuyết và trượt patin.

• Do thể chất: Khớp vai của một số người vốn lỏng lẻo, chỉ cần tác động ngoại lực nhẹ (như dơ tay cao, lăn lộn trên giường, xách đồ 1 tay...) cũng dễ dàng gây trật khớp.

Theo đó, những bệnh nhân dưới 25 tuổi, tỷ lệ tái phát trật khớp vai cao tới 90%. Nguyên nhân là do:

1/ Nhóm tuổi này còn trẻ khỏe, sử dụng khớp vai mạnh hoặc với cường độ cao. Lực tác động đủ để làm trật khớp vai ở bệnh nhân trẻ tuổi sẽ lớn hơn và phá hủy khớp vai, thường dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cấu trúc ổn định của khớp vai.

2/ Khi bị trật lần đầu có thể dễ dàng được điều trị phục hồi, nhưng nếu không chăm sóc tốt dẫn đến trật lần 2, lần 3. điều này có tính phá hủy khớp vai rất lớn và thường dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cấu trúc vững chắc của khớp vai

3/ Khi còn trẻ tuổi hay chủ quan vào sức khỏe bản thân, khả năng tự chủ và ý thức bảo vệ chưa mạnh dẫn đến khả năng bị trật khớp vai tăng cao. Lúc này, hệ thống dây chằng khớp bị giãn ra nhiều hơn, trở nên lỏng lẻo hơn. Trong khi đó, khớp vai hoạt động thường xuyên nên không còn trạng thái ổn định nữa, tất cả đều dẫn đến dễ tái phát sau khi trật khớp vai.

PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG TRẬT SAI KHỚP VAI Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

Trật khớp vai chủ yếu đề cập đến sự trật khớp giữa đầu xương cánh tay và ổ chảo, bao gồm trật khớp trước và trật khớp sau. Một số ít trường hợp bị trật khớp phía dưới. Cụ thể:

Trật khớp ra trước

Phần trên của xương cánh tay bị lệch về phía trước cơ thể. Đây là loại trật khớp vai phổ biến , chiếm hơn 95% trường hợp. Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân thường liên quan đến tập thể dục; ở người lớn tuổi, nó thường do ngã.

Trật khớp ra sau

Phần trên của xương cánh tay bị dịch chuyển về phía sau cơ thể. Trật khớp ra sau chiếm 2-4% các trường hợp trật khớp vai và là loại có nhiều khả năng liên quan đến co giật và điện giật. Trật khớp ra sau cũng có thể do ngã hoặc tác động trực tiếp.

Trật khớp phía dưới

Phần trên của xương cánh tay di chuyển xuống cơ thể. Đây là loại trật khớp vai hiếm gặp , xảy ra ở 1 trong 200 trường hợp trật khớp vai. Nó có thể được gây ra bởi các loại chấn thương khác nhau, bao gồm một cú đánh mạnh xuống vai hoặc cánh tay.

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA TRẬT KHỚP VAI

 Các dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp vai có thể bao gồm:

- Đau vai dữ dội

- Sưng hoặc bầm tím ở vai và cánh tay trên, có thể xuất hiện ngay sau khi bị thương.

- Khả năng vận động của vai bị hạn chế

- Vai bị biến dạng hoặc lệch đáng kể

- Không có khả năng di chuyển khớp

- Có thể cảm thấy tê và yếu ở bàn tay, ngón tay, cánh tay và cổ.

- Một số bệnh nhân mô tả cảm giác như kim châm ở một bên cơ thể.

- Các cơ ở vai có thể bị vỡ và co thắt, thường làm trầm trọng thêm cơn đau.

 Tình trạng trật khớp vai nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả trong thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng như:

- Biến dạng rõ ràng: khớp vai trở nên phẳng và có chỗ lõm. Ngay cả những chuyển động nhỏ cũng có thể gây ra cơn đau dữ dội.

- Rách cơ, dây chằng và gân tăng cường khớp vai

- Tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu trong hoặc xung quanh khớp vai

- Trật khớp lặp đi lặp lại sẽ gây tổn thương cho các cấu trúc sụn và xương liên quan bên cạnh chấn thương; làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa của khớp vai bị ảnh hưởng.

CÁCH KHẮC PHỤC TRẬT KHỚP VAI ĐÚNG CÁCH HIỆU QUẢ

Sai trật khớp vai ở người trẻ tuổi rất phổ biến, song phần lớn lại khá chủ quan, thờ ơ trong việc xử lý. Khi nhận thấy sự tổn thương này ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc thì mới đến tìm bác sĩ. Đây là việc làm sai lầm khiến bạn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Vậy xử lý khớp vai như thế nào đúng cách?

Khi bị trật khớp vai, bạn không di chuyển khớp. Cố định khớp vai ở vị trí hiện tại bằng thanh nẹp hoặc dây treo. Đừng cố di chuyển vai hoặc ép nó trở lại vị trí cũ. Điều này có thể làm hỏng khớp vai và các cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh khớp.

Chườm đá vào khớp bị thương. Chườm đá lên vai có thể giúp giảm đau và sưng bằng cách kiểm soát chảy máu trong và tích tụ chất lỏng trong và xung quanh khớp vai.

Nếu bị trật khớp vai, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bạn có thể đến bệnh viện, hoặc phòng khám chuyên khoa xương khớp để được hỗ trợ. Khớp vai được đưa về vị trí cũ càng nhanh thì thời gian đưa về vị trí ban đầu càng ngắn, di chứng càng ít.

Tuyệt đối không được xử lý khớp vai qua loa tại nhà hoặc đến các cơ sở nhỏ lẻ để những người thiếu kinh nghiệm "đẩy" khớp bị trật trở lại khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bởi việc nắn chỉnh khớp vai đòi hỏi bác sĩ có kỹ năng và kinh nghiệm tốt.

+ Tại chuyên khoa xương khớp uy tín, bạn sẽ được:

- Xác định tổn thương và đảm bảo rằng trật khớp vai không làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh lớn gần đó.

- Chụp X-quang để xem hướng và mức độ trật khớp.

- Sau khi ghê tê tại chỗ, bác sĩ tiến hành nắn chỉnh khớp vai và điều trị trị liệu bằng các phương pháp tiên tiến (chiếu sóng trị liệu giảm đau tại chỗ, dao châm He-ne)

- Sau khi giảm, khớp được hỗ trợ bằng một tấm vải hình tam giác và khớp được cố định một phần trong khoảng hai đến ba tuần.

- Thuốc được kê toa để giảm đau khi thích hợp. Bệnh nhân dùng thuốc đúng chỉ dẫn và thực hiện tái khám

Điều trị ngoại khoa: Trật khớp vai nặng gâycăng hoặc rách dây chằng hoặc gân ở vai; tổn thương mạch máu và thần kinh, hoặc trật khớp tái phát nhiều lần (trên ba lần) bác sĩ sẽ xem xét can thiệp phẫu thuật để xử lý.

XEM THÊM: Nếu bạn đang có những biểu hiện của trật khớp vai, trật khớp tay, chân hoặc các vấn đề đau nhức xương khớp khác... muốn tìm địa chỉ điều trị đông y uy tín và an toàn, có thể đến ngay khoa Y học cổ truyền của Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu. Tại đây, những bác sĩ chuyên khoa giỏi, kiến thức và kinh nghiệm dày dặn; cùng các trang thiết bị y tế đầy đủ, dịch vụ khám nhanh - không chờ đợi, sẽ giúp bạn được hỗ trợ điều trị hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến tình trạng sai trật khớp vai ở người trẻ tuổi. Nếu có bất kì băn khoăn lo lắng nào liên quan đến xương khớp, hãy gọi đến 028 3923 9999 hoặc Nhấn vào Bảng Chat để được chuyên gia hỗ trợ tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM