Thu gọn danh mục

Gót chân là phần cuối cùng của cơ thể, chịu lực căng lớn của đôi chân và đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại, chạy, bật nhảy. Tình trạng viêm gót chân xảy ra khi các gân, cơ ở khu vực này bị “quá tải” và kích ứng gây viêm. Để hiểu rõ về tình trạng Viêm gân gót chân là bệnh gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả? cùng tham khảo thông tin dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

VIÊM GÂN GÓT CHÂN VÀ CƠ CHẾ GÂY TỔN THƯƠNG

Gân gót chân (Gân Achilles) là gân lớn cơ thể, kéo dài từ bắp chân đến bám vào xương gót với sự hợp của 3 cơ: cơ dép và 2 cơ bụng chân. Đây là gân được sử dụng trong hầu hết các hoạt động của đôi chân như đi, đứng, chạy nhảy, giúp cơ thể đứng trên các đầu mũi chân… nên chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương hơn.

Tổn thương gân gót chân thường do sự quá tải về trọng lực tác động trực tiếp lên gân, và gây viêm tại điểm bám gân, viêm giữa gân, đứt gân, xơ gân, viêm quanh gân… dẫn đến tình trạng đau gót chân và vùng chung quanh bàn chân.

Bệnh thường gặp hơn ở nam giới ngoài 30 tuổi, là những người chơi thể thao, di chuyển với tốc độ cao và nhanh như: vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, tennis, chạy đường dài, thể dục dụng cụ...

Cơ chế gây viêm gân gót chân thường do sự di chuyển nhanh đột ngột (tăng tốc độ hoặc chạy nước rút), di chuyển hướng đột ngột… khiến các sợi gân nhỏ thiếu sự đàn hồi, căng và dễ gây tổn thương hơn.

Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, càng lớn tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao hơn. Đặc biệt những người khớp chân lỏng lẻo, bị yếu cơ, béo phì, cơ địa bị rối loạn chuyển hóa hoặc dùng corticoid dài ngày, thường xuyên đi giày cao gót...

→ Có hai loại viêm gân gót chân thường gặp:

► Viêm điểm bám gân gót chân: Đây là loại viêm gân Achilles gây chèn ép, gây đau và ảnh hưởng đến phần dưới của gân (nơi gân bám vào gót chân).

► Viêm đoạn giữa gân gót chân: Viêm gân Achilles không gây chèn ép, liên quan đến các sợi cơ ở phần giữa của gân, gây sưng đau.

Theo các chuyên gia y tế, nếu tình trạng viêm gân gót chân ở mức độ nhẹ có thể tiến hành kiểm tra y tế và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nghiêm trọng (vỡ gân, rách gân hoặc đau dữ dội hạn chế vận động) cần phải điều trị theo chỉ định bác sĩ như dùng thuốc, tiến hành tiểu phẫu điều trị để cải thiện triệu chứng đau.

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp viêm gân gót chân ở mức độ nhẹ đều có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm gân có thể gây rách hoặc vỡ gân, cần phải dùng thuốc và tiến hành phẫu thuật để cải thiện triệu chứng đau.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM GÂN GÓT CHÂN

Đa số các trường hợp bị viêm gân gót chân có liên quan đến các hoạt động tác động lực mạnh, sử dụng gót chân với cường độ cao liên tục: bật nhảy cao, chạy nhanh…

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến viêm gân Achilles như:

+ Khởi động không đúng cách khi tập thể dục, chơi thể thao hoặc thực hiện lặp lại các động tác liên tục; thay đổi hoặc dừng động tác đột ngột...

+ Thường xuyên đi giày cao gót trong thời gian dài; mang giày cũ, giày kém chất lượng

+ Người có bàn chân dẹt, phẳng do phân bố lực dồn vào một điểm (gót chân) trong thời gian dài với tư thế cố định.

+ Sự xuất hiện của các gai xương ở gót chân

+ Người cao tuổi, gân gót chân mất đi sự dẻo dai, linh hoạt… nếu có tác động nào diễn ra cũng rất dễ gây tổn thương gân gót chân.

+ Ngoài ra người bị mắc các bệnh lý như cao huyết áp, vảy nến hoặc người bị béo phì, thừa cân… cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM GÂN GÓT CHÂN

Khi bị viêm gân gót chân, người bệnh có thể sẽ nhận thấy một số các triệu chứng sau:

Đau nhức: Đây là biểu hiện đầu tiên của viêm gân gót chân. Biểu hiện nhẹ là cảm giác rát bỏng hoặc đau nhức ở phần bắp chân vào sáng sớm. Hoặc các cơn đau nhẹ ở sau gót chân, trên gót chân và được phát hiện sau mỗi lần hoạt động mạnh, chạy bộ, leo cầu thang…

Cơn đau có xu hướng tăng lên khi người bệnh chạy đường dài, chạy nước rút hoặc di chuyển động tác gót chân đột ngột, căng gót hoặc đứng trên đầu mũi chân

Cứng chân, khó vận động: Nếu gân gót chân tổn thương nghiêm trọng thì người bệnh sẽ bị đau dữ dội hoặc đau dai dẳng, sưng phù nề vùng gót chân, đau lan tỏa ra khu vực xung quanh mắt cá chân.

Trường hợp hợp gân bị đứt thì có thể nghe thấy tiếng lắc rắc ở vùng gân, sưng nề và bầm tím do chảy máu giữa các sợi gân.

CÁCH CHẨN ĐOÁN VIÊM GÂN GÓT CHÂN

Để chẩn đoán viêm gân gót chân, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác khám sau:

Khám gót chân: Ấn nhẹ vào khu vực bị tổn thương để xác định vị trí sưng, đau, đánh giá sự linh hoạt và chuyển động của phản xạ bàn chân. Đồng thời đặt câu hỏi về mức độ đau, cảm nhận cơn đau… để đưa ra đánh giá sơ bộ về bệnh.

Ngoài ra, để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kiểm tra chuyên môn như:

Chụp X-Quang: Cung cấp hình ảnh xương gót bàn chân làm cơ sở chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý khác.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Tạo hình ảnh chi tiết về gân Achilles giúp phát hiện ra được vị trí gân bị viêm.

Siêu âm Doppler màu nhằm giúp đánh giá lưu lượng máu xung quanh gân.

ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM GÂN GÓT CHÂN

Về điều trị viêm gân gót chân, sau khi có kết quả khám và chẩn đoán bệnh lý chính xác bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

➤ Hướng dẫn chữa trị tại nhà:

Được áp dụng cho những trường hợp tổn thương đơn thuần, không nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kết hợp chăm sóc chân đúng cách.

+ Thuốc điều trị bao gồm: Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau; các loại vitamin bồi bổ cơ thể… Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn về tên thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng...

+ Chăm sóc chân đúng cách:

(1) Nghỉ ngơi đầy đủ và vận động nhẹ nhàng cho đến khi chân hết đau, có thể sử dụng nạng để chống đỡ;

(2) Chườm đá nóng lên vị trí đau nhức để giảm đau, làm xẹp sưng

(3) Dùng băng gạc băng quanh vùng gót chân và quanh gân để hạn chế tổn thương

(4) Nâng chân bị viêm gân gót chân lên cao hơn ngực hoặc nằm xuống đặt chân lên gối… để hỗ trợ giảm sưng và giảm đau.

➤ Điều trị bằng các biện pháp đông y, vật lý trị liệu:

Việc điều trị viêm gân gót chân bằng đông y được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể cũng không cần mổ đau đớn và phải nghỉ ngơi thời gian dài ảnh hưởng công việc.

Phác đồ chữa trị viêm gân gót chân bằng đông y tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu có thể thực hiện theo các bước sau:

+ Bác sĩ nắn nhẹ gót chân, thực hiện các động tác xoa bóp, kéo căng cơ nhẹ nhàng… giúp tăng sức mạnh cho gân cơ và xương vùng gót chân.

Sử dụng dao châm He-Ne để tác động vào các huyệt vị xung quanh, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, tăng tuần hoàn máu, bổ sung dưỡng chất cho khớp xương.

Chiếu sóng viba hồng quang nhằm làm giảm sưng, viêm, làm dịu cơn đau, tăng cường khả năng vận động linh hoạt cho đôi chân.

Các phương pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, truyền dịch… có thể được áp dụng kết hợp nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc đông y uống tại nhà để tăng cường sức khỏe, tăng độ dẻo dai cho hệ xương khớp…

**Lưu ý: Sau điều trị để cho bệnh phục hồi nhanh, bệnh nhân khi đi lại nên sử dụng miếng đệm nâng hoặc miếng chêm đế giày… giúp nâng nhẹ gót chân, giảm căng thẳng cho gân, giảm lực tác động lên gân và hạn chế được sự đau nhức.

➤ Phẫu thuật

Đây là phẫu thuật thực hiện tại các bệnh viện lớn, được chỉ định khi bị đứt gân; việc điều trị bảo tồn bằng thuốc hoặc đông y không mang lại hiệu quả hoặc tiên lượng bệnh chuyển biến xấu gây ảnh hưởng tới hoạt động đôi chân. Tùy mức độ tổn thương rách/ đứt gân mà bác sĩ sẽ xây dựng quy trình phẫu thuật phù hợp.

Bệnh cạnh đó, trong cuộc sống để phòng ngừa viêm gân gót chân, bệnh nhân nên thực biện một số biện pháp phòng ngừa như: Tăng cường tập thể dục nhẹ nhàng, khởi động trước mỗi bài tập; chọn giày phù hợp, hạn chế mang giày cao gót; hãy dành vài phút kéo căng cơ bắp chân và gót chân vào mỗi sáng…

Kết luận: Các chuyên gia xương khớp Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo “ mặc dù tình trạng viêm gân gót chân không gây nguy hiểm đến tính mạng. Song việc chủ quan không điều trị hoặc áp dụng điều trị không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại, vận động. Do đó, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng bệnh lý, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị”

Mọi thắc mắc về bệnh lý viêm gân gót chân hoặc các bệnh lý cơ xương khớp khác, bạn hãy gọi đến số 028 3923 9999 hoặc Nhấp vào bảng chát bên dưới để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể, miễn phí để có biện pháp phòng ngừa, chữa trị kịp thời.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM