Loãng xương và thiếu xương là những vấn đề xương khớp thường gặp; đều là tình trạng suy giảm khối lượng xương nhưng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên cả hai căn bệnh đều suy giảm nặng nề khả năng vận động, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Việc chẩn đoán, phân biệt sớm thiếu xương và loãng xương, chủ động trong việc điều trị phù hợp, tránh nguy cơ gãy xương.
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÂN BIỆT THIẾU XƯƠNG VÀ LOÃNG XƯƠNG
Để có cách ứng phó với 2 căn bệnh này hiệu quả, người bệnh phải phân biệt được thiếu xương và loãng xương đúng đắn.
Khái niệm loãng xương và thiếu xương
1. Loãng xương
Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển, làm giảm mật độ xương (tức là khối lượng xương trên một đơn vị thể tích) kèm theo sự suy giảm cấu trúc xương; từ đó làm giảm đi khối lượng xương, xương khớp yếu đi và dễ bị chấn thương hơn bình thường. Nếu tiến triển nặng, loãng xương có thể gây giảm chiều cao, gù vẹo lưng, còng lưng, đau nhức nhiều…
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng loãng xương là do thiếu hụt Canxi và các vitamin D, Magie và các khoáng chất cần thiết khác. Và theo thống kê, phụ nữ có tỉ lệ bị loãng xương cao hơn so với nam giới.
2. Thiếu xương
Thiếu xương được hiểu là tình trạng khối xương hoặc mật độ xương thấp hơn bình thường; sự giảm sút này thường không được xem là quá nghiêm trọng so với tình trạng loãng xương. Nhưng đây là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến loãng xương ở nhiều người.
Đa phần các trường hợp thiếu xương gặp ở người từ 45 tuổi trở lên; và mật độ xương đo được thấp hơn bình thường, giảm sức mạnh và khả năng chịu lực của xương, nhưng chưa phải là loãng xương
Cách giúp phân biệt thiếu xương và loãng xương
Hiện nay, cách phân biệt thiếu xương và loãng xương chính xác ở giai đoạn sớm là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để đo mật độ xương.
+ Thông qua máy móc hiện đại, bác sĩ sẽ tiến hành đo mật động xương (BMD) hay còn được gọi là đo mức độ loãng xương, từ đó mới có thể chẩn đoán được bạn bị thiếu xương hay đã tiến triển nặng đến giai đoạn loãng xương.
+ Bên cạnh đó, việc đo mật độ xương cũng cho phép đo được mức canxi trong xương; nhờ đó các bác sĩ cũng có thể tiên lượng đánh giá được nguy cơ gãy xương hay chỉ là bạn có khối lượn xương thấp (thiếu xương) để có biện pháp cải thiện.
➯ Thực tế, đo mật độ xương là phương pháp đơn giản, không xâm lấn nên không gây đau đớn, không làm chảy máu, không để lại tác dụng phụ nào. Thường thì quá trình đo mật độ xương nhanh chóng, chỉ diễn ra trong vòng vài phút. Bạn có thể tiến hành đo mật xương tại những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa xương khớp, chi phí thường bình dân và hợp lý, vừa túi tiền hầu hết bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm khám, xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán:
++ Xét nghiệm máu và nước tiểu: Nhằm kiểm tra nội tiết tố, tìm các yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương như là thiếu vitamin, canxi hay khoáng chất.
++ Chụp X-Quang: Nhằm quan sát cấu trúc tổng thể xương khớp, cấu tạo và hình dạng của khớp
++ Chụp cắt lớp CT Scan: Mục đích quan sát rõ kích thước xương, hình dạng của ống sống và các tổ chức cấu trúc gân, cơ quanh nó.
++ Chụp cộng hưởng từ MRI: Xem xét và chẩn đoán hình ảnh xương khớp không gian 3 chiều, phát hiện chính xác tình trạng thoái hóa hoặc khối u.
++ Đo hấp thụ tia X (năng lượng) kép: Đây là biện pháp quan trọng để chẩn đoán mức độ thiếu xương, loãng xương, từ đó sẽ có sự can thiệp phù hợp.
ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ BỊ THIẾU XƯƠNG VÀ LOÃNG XƯƠNG
Theo các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay tình trạng thiếu xương, loãng xương diễn ra khá phổ biến. Đây không còn là “căn bệnh người già” nữa mà ngay cả những thanh niên trẻ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Và một trong những yếu tố tăng nguy cơ dẫn đến thiếu xương, loãng xương bao gồm:
+ Giới tính: Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mất xương nhiều hơn nam giới; do khối lượng xương thấp và trải qua sinh nở hay ở độ tuổi mãn kinh mất đi một khối lượng xương lớn.
+ Tuổi tác: Cùng với quá trình thoái hóa tự nhiên của các cơ quan trong cơ thể, khi tuổi càng cao, tỉ lệ mắc các bệnh xương khớp càng gia tăng. Trung bình mỗi năm (cả nam lẫn nữ) mất đi khoảng 5% khối lượng xương.
+ Có tiền sử bệnh xương khớp: Những người từng mắc các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, gai cột sống… thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với người bình thường.
+ Lối sống: Bệnh nhân có lối sống thụ động, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, không tập luyện thể dục thể thao; cùng chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất cần thiết (canxi, vitamin D) hay sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê…
+ Bệnh lý toàn thân: Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nội tiết (cường giáp, tiểu đường, cường cận giáp, suy giảm chức năng tuyến sinh dục, cường tuyến vỏ thượng thận)
+ Tác dụng phụ của thuốc: Bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc corticoides, chống động kinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tim mạch… sẽ làm ức chế quá trình tạo xương, giảm hấp thu canxi, tăng quá trình phá hủy xương.
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM THIẾU XƯƠNG, LOÃNG XƯƠNG
Theo các chuyên gia y tế cho biết, tình trạng thiếu xương hay loãng xương ở người bệnh tiến triển âm thầm, đôi khi chỉ là cơn đau thoáng qua nên dễ bị chủ quan. Chỉ khi nào có đến 30% lượng cấu trúc xương bị mất đi, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện rõ rệt.
Nếu nhận thấy các triệu chứng sau đây, người bệnh nên chủ động đi khám xương khớp ngay:
⚊ Cảm thấy đau nhức mỏi, bức rứt ở trong xương; cảm giác châm chích, tê rần ở các xương dài hoặc toàn thân.
⚊ Cảm giác như xương bị yếu đi, dễ bị trẹo chân, trật khớp lưng, hông, vai cổ; hoặc dễ bị các chấn thương.
⚊ Nhận thấy chiều cao đang bị giảm dần, do các đốt sống xương bị thoái hóa và “xệp” nên bị lún xuống.
⚊Đau nhức ở các xương chịu áp lực như cột sống, khớp gối; đau tăng lên khi vận động, cúi người, gập người và thuyên giảm khi nằm nghỉ ngơi.
⚊ Cột sống có dấu hiệu biến dạng, người bệnh thường bị cong/vẹo cột sống, gù lưng; dáng đi khom hơn.
⚊ Ở những người trung niên trở đi, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của thoái hóa khớp, cao huyết áp hoặc giãn tĩnh mạch…
Lưu ý:
Loãng xương là căn bệnh xương khớp có tính chất dai dẳng, khó trị và dẽ tái phát nhiều lần. Việc tự ý dùng thuốc tây chỉ kiểm soát triệu chứng nhưng dễ gây “lờn thuốc” và bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn; gây các biến chứng nghiêm trọng như là: yếu xương, gãy xương, thậm chí là bại liệt…
CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TIẾU XƯƠNG, LOÃNG XƯƠNG
Để điều trị thiếu xương, loãng xương bệnh nhân cần đi kiểm tra thăm khám và được bác sĩ xây dựng liệu trình điều trị phù hợp.
Điều trị loãng xương, thiếu xương
- Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bạn bị thiếu xương thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ làm chắc khỏe hệ xương khớp; có thể kết hợp với châm cứu-bấm huyệt thêm để nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học, theo dõi và tái khám định kì.
- Nếu kết quả kiểm tra là loãng xương, tùy mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ có cách điều trị tương ứng, phù hợp:
► Dùng thuốc điều trị: Gồm các nhóm thuốc làm ức chế các tế bào hủy xương, thuốc chống viêm, giảm đau, vitamin – khoáng chất cần thiết nhằm hỗ trợ phục hồi xương khớp. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo toa bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, tránh tác dụng phụ.
► Phương pháp dao châm He-Ne: Tác động mở rộng huyệt vị để tiếp cận vị trí khớp bị thoái hóa, giảm đau nhức tại chỗ; giải phóng dây thần kinh chèn ép; đưa thuốc vào xương khớp để nuôi dưỡng giúp khớp cứng cáp và chắc khỏe hơn. Kết hợp với các biện pháp vật lí trị liệu như là: xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, chiếu sóng... nhằm tăng cường lưu thông máu, giãn cơ và nâng cao hiệu quả phục hồi.
Một số biện pháp phòng chống loãng xương
Bên cạnh việc điều trị thiếu xương, loãng xương theo chỉ định bác sĩ; bệnh nhân cần thiết lập cho bản thân lối sống khoa học; có ý thức phòng ngừa và nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh, bằng cách:
- Bổ sung chế độ ăn uống đầy dinh dưỡng và các chất cần thiết như canxi, vitamin K, C, D; magie, các khoáng chất cần thiết…
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức để giảm tối đa nguy cơ mất xương, loãng xương (aerobics, yoga, đi bộ thể dục…)
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… hoặc có thể kiêng tuyệt đối.
- Theo dõi, kiểm tra sức khỏe hệ xương khớp định kỳ; đo mật độ xương; đặc biệt là những đối tượng sau độ tuổi trung niên…
Liên Hệ Ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Xương Khớp An Toàn, Uy Tín TPHCM
• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM
• Hotline: 028 3923 9999
• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)
Trên đây là những thông tin về triệu chứng và cách phân biệt thiếu xương và loãng xương hi vọng bệnh nhân có thêm kiến thức chăm sóc hệ xương khớp khỏe mạnh, điều trị kịp thời đúng cách để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có thắc mắc cần được hỗ trợ hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám với BS xương khớp giỏi, hãy Nhấn vào Khung Chat bên dưới để được hỗ trợ tốt.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM