Thu gọn danh mục

Gai khớp gối không chỉ gây ra những cơn đau nhức thông thường mà thực tế bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Và đây là một bệnh lý mà rất nhiều người mắc phải mà bác sĩ khuyên nên kiểm soát tốt ngay từ đầu. Cùng tìm hiểu cụ thể nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách điều trị của bệnh này.

GAI KHỚP GỐI LÀ BỆNH GÌ?

Gai khớp gối là tình trạng mà các gai xương hình thành ở khớp gối bị tổn thương, thường có liên quan đến thoái hóa. Sự xuất hiện của gai xương này có thể được xem là cách cơ thể ứng phó với quá trình bào mòn sụn khớp, làm hỗ trợ ổn định khớp gối bị thoái hóa nhưng cũng có nguy cơ dẫn đến biến dạng khớp.

Về cơ bản, các gai này có thể hình thành ngay từ ở giai đoạn đầu của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, những mẩu xương thừa này chỉ phát hiện được trên phim X-quang khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Gai xương sẽ phát triển mạnh vào giai đoạn 3 và có nguy cơ gây biến dạng đầu xương trong những trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn 4.

Ngoài ra, so với thoái hóa khớp gối, thì các gai xương thường hiếm khi xảy ra ở những khớp gối bị viêm khớp dạng thấp.

Những đối tượng dễ bị gai khớp gối

Theo nghiên cứu thì những đối tượng sau đây có nguy cơ bị gai khớp gối nhiều hơn, như là:

+ Người cao tuổi càng dễ mắc, đặc biệt là phụ nữ

+ Người đã từng bị chấn thương tai nạn ở đầu gối

+ Người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp gối

+ Người bị yếu cơ gân kheo, cơ tứ đầu đùi hoặc ở bắp chân

+ Vận động viên và những người làm công việc lao động chân tay nhiều

Các nguyên nhân bị gai khớp gối

Nguyên nhân gai đầu gối chính là sự thoái hóa làm bào mòn lớp sụn khớp gối dẫn đến sự phát triển gai xương tại đây. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng góp phần hình thành gai khớp gối, bao gồm:

+ Tuổi tác: Tuổi càng cao thì lớp sụn khớp gối sẽ trở nên yếu, mỏng, kém linh hoạt theo thời gian và dễ bị hư hại hơn.

+ Chấn thương đầu gối: Một số nguyên nhân chấn thương như đứt hoặc rách dây chằng, trật xương bánh chè, rách sụn chêm, dị tật khớp, thừa cân,… cũng gây tổn thương và dẫn đến gai khớp gối.

+ Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên ngồi hoặc đứng, nằm lâu, ít vận động, vận động không hợp lý,… cũng là nguyên nhân dẫn đến gai đầu gối.

+ Bệnh xương khớp: Người đã từng bị viêm khớp, thoái hóa khớp, sưng đau đầu gối,… nhưng không chữa hết bệnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Triệu chứng thường gặp của gai khớp gối

+ Đau khi vận động là triệu chứng dễ thấy , bạn có thể bị đau khi ngồi xổm, đau khi lên xuống cầu thang, đau khi co duỗi chân,…

+ Quan sát sẽ thấy đầu gối bị sưng tấy, tê bì mất cảm giác. Nguyên nhân là do các gai khớp gối phát triển quá mức chèn ép vào dây thần kinh xung quanh.

+ Bệnh nhân có biểu hiện cứng khớp gối, tình trạng này thường diễn ra vào mỗi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.

GAI KHỚP GỐI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Sự xuất hiện của các gai ở khớp gối là sự cảnh báo cho thấy phần sụn khớp tại đây đã bị thoái hóa nghiêm trọng. Lúc này, nếu không sớm có biện pháp can thiệp, bệnh nhân sẽ còn phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:

- Gặp nhiều khó khăn trong công việc, đi đứng, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí nhờ vào người thân.

- Có thể bị teo cơ đùi, cơ hông dẫn đến giảm khả năng giữ thăng bằng, đi đứng loạng choạng xiêu vẹo.

- Trường hợp nặng bạn có thể mất khả năng vận động, teo cơ, bại liệt.

CÁCH ĐIỀU TRỊ GAI KHỚP GỐI HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Khi có bất kỳ biểu hiện đau, viêm, sưng, cứng đầu gối hoặc gặp khó khăn trong việc co duỗi chân, đi lại thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các phương pháp điều trị gai khớp đầu gối hiệu quả hiện nay có thể kể đến như sau:

Sử dụng thuốc kê toa điều trị gai khớp gối

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng các bài thuốc kê toa để chữa đau khớp gối, như là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, bổ sung dinh dưỡng cho hệ xương khớp, tăng cường dưỡng chất giúp phục hồi khả năng đi lại bình thường cho người bệnh.

Theo đó thì bệnh nhân cần có sự tuân thủ theo đúng liều lượng thuốc mà bác sĩ kê đơn. Trường hợp thuốc không đem lại hiệu quả như mong đợi thì bác sĩ có thể xem xét để áp dụng các phương pháp khác.

Vật lý trị liệu điều trị gai khớp gối

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể kể đến như châm cứu, bấm huyệt, áp dụng một số bài tập vận động giúp phục hồi cơ xương khớp. Bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn và điều trị giúp bệnh nhân hồi phục vận động nhanh chóng.

Phẫu thuật điều trị gai khớp gối

Nếu phần sụn đã hư tổn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ gai xương hình thành xung quanh. Hiện nay, phương pháp nội soi khớp gối là dạng phẫu thuật tiên tiến được nhiều bác sĩ lựa chọn bởi ưu điểm ít xâm lấn, nhờ đó bảo vệ cấu trúc xung quanh khớp gối, giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Xem thêm:

Nếu bạn lo lắng và sợ áp dụng phương pháp phẫu thuật thì bạn có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được điều trị gai khớp gối bằng kỹ thuật Đông Y cải tiến mới có tên là Dao châm Hene. Đây là phương pháp tiến bộ được nâng cấp từ dao châm cứu truyền thống với tác dụng bóc tách mô sụn gai xương mà không cần dùng tới phẫu thuật.

Phương pháp tác động một cách chính xác giải phóng sự chèn ép các khớp xương do đó phục hồi khả năng vận động nhanh chóng hơn. Một điều nữa là do không can thiệp phẫu thuật nên bạn sẽ không cảm thấy đau đớn khi chữa trị, đồng thời việc hồi phục cực nhanh, đi lại và sinh hoạt bình thường sau 5 – 7 ngày, ngăn tái phát hiệu quả đến 98%. Đây cũng là kỹ thuật đã giúp nhiều bệnh nhân khỏi gai khớp gối trong thời gian vừa qua tại Hoàn Cầu.

Hy vọng với những thông tin về tình trạng gai khớp gối sẽ giúp mọi người có thể nắm thông tin và sớm chữa trị hiệu quả khi có bệnh. Nếu quan tâm và muốn đặt hẹn tại Hoàn Cầu, bạn chỉ cần nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn kỹ và hỗ trợ đặt hẹn online miễn phí.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM