Khi xã hội càng hiện đại, môi trường làm việc áp lực và lối sống thiếu khoa học khiến các bệnh thoái hóa nói chung và thoái hóa khớp cổ chân diễn ra nhanh hơn. Để ứng phó với căn bệnh này, việc tìm hiểu nắm bắt nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm trước khi biến chứng xảy ra, sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi, hiệu quả, nhanh bình phục hơn.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN
Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng sụn khớp ở vùng cổ chân bị bào mòn theo thời gian, các gai xương hình thành trên các mỏm xương và cọ xát vào nhau khi di chuyển, cùng với các phản ứng viêm… nên gây đau nhức, cứng khớp, vận động chân khó khăn.
Tùy vào từng trường hợp, thời gian phát hiện và cách ứng phó mà tình trạng thoái hóa có thể chỉ ảnh hưởng đến sụn hoặc gây tổn thương cho xương, dây chằng và gân quanh khớp.
Các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân thường tiến triển chậm, khó nhận biết ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá mơ hồ. Nhưng khi bệnh nặng, gặp điều kiện thuận lợi hoặc thời tiết trở lạnh, thay đổi, các triệu chứng khá rõ rệt. Bao gồm:
- Người bệnh nhận thấy các cơn đau ở vùng khớp cổ chân, bàn chân, cảm giác nặng nề vướng víu, khó vận động.
- Có hiện tượng cứng khớp cổ chân vào sáng sớm; đau nhói ở gót chân, khó cử động… phải xoa bóp hoặc đi lại tầm 15-20 phút mới thuyên giảm.
- Bệnh nhân có phản ứng viêm ở cổ chân như là nóng đỏ và đau ở khớp cổ chân; nặng nề hơn là sưng phù bàn chân (do tràn dịch khớp)
- Triệu chứng đau nhức cổ chân tăng lên khi vận động – giảm khi nghỉ ngơi; đau lan tỏa ra khắp bàn chân, lên vùng bắp chân. Khi cử động đôi khi phát ra tiếng “lạo xạo” “lắc rắc”
NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN CẦN CHÚ Ý
Để điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả, thì việc tìm ra nguyên nhân là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình này. Theo đó, thoái hóa khớp cổ chân – bàn chân thường gặp ở người ngoài 30 tuổi, hoặc người từng bị chấn thương ở vùng này. Và theo thống kê thì nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân, dưới đây các chuyên gia xương khớp chỉ ra những yếu tố có nguy cao dẫn tới bệnh.
Thoái hóa khớp cổ chân tăng theo tuổi tác
Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ chân có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, trong bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời. Tuy nhiên, tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Bởi sau 30 tuổi cơ thể dần bắt đầu lão hóa, trong đó xương khớp cũng dần bị bào mòn, mỏng đi; các chất dịch khớp ít dần, xương khớp kém linh hoạt hơn và quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Do chấn thương ở vùng cổ chân – bàn chân
Trong cơ thể người, bàn chân và vị trí cuối cùng và gần như chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, thực hiện chức năng di chuyển, vận động. Do đó, khu vực cổ chân-mắt cá chân rất dễ gặp các chất thương, trong đó bong gân, trật khớp, lật sơ mi cổ chân… là các chấn thương thường gặp.
Và các chấn thương này nếu không xử lý đúng cách, có nguy cơ bị viêm và tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp gấp 7 lần bình thường. Tốc độ thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn mặc dù chấn thương đã được điều trị khỏi. Thông kê cho thấy có hơn 70% các trường hợp bị thoái hóa khớp cổ chân từng có tiền sử chấn thương cổ chân-bàn chân.
Các bệnh lý xương khớp tăng nguy cơ thoái hóa
Nếu bệnh nhân mắc bệnh số bệnh lý ở khớp cổ chân như là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn… thì triệu chứng thoái hóa sẽ xuất hiện sớm hơn và tiến triển cũng nhanh hơn.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý ít gặp hơn nhưng cũng là yếu tố nguy cơ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp cổ chân, như là: viêm khớp dạng thấp, hội chứng bàn chân khoèo, bệnh huyết học (máu khó đông, bệnh huyết sắc tố), bệnh hoại tử vô mạch…
Thoái hóa khớp cổ chân do yếu tố khác
- Người di chuyển nhiều, làm việc nặng nhọc khiến cổ chân chịu áp lực lớn
- Người thường xuyên đi giày cao gót, gót chân chịu lực và đau nhức
- Người ngồi hoặc đứng nhiều, ít vận động khiến cơ vùng cổ chân-bàn chân yếu hơn
- Tình trạng căng thẳng khớp và các chấn thương nhỏ ở cổ chân lặp lại nhiều lần (thường gặp hơn ở vũng công ba lê, cầu thủ đá bóng,…)
- Người bị thừa cân, béo phì; chịu áp lực do trọng lượng cơ thể lớn là khi đi bộ, leo cầu thang, vận động.
- Bên cạnh đó, thoái hóa khớp cổ chân cũng do yếu tố di truyền (ông/bà; cha/mẹ có tiền sử bị thoái hóa khớp) thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Thoái hóa khớp cổ chân không rõ nguyên nhân
Một số trường hợp, khi đi khám mới phát hiện bị thoái hóa khớp cổ chân; mà trước đó không bị chấn thương hoặc bệnh lý. Đây được gọi là viêm khớp thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát.Thông thường, bệnh nhân sẽ ít đau hơn và phạm vi, biên độ vận động chân tốt hơn.
NHỮNG NGUY HIỂM CÓ THỂ XẢY RA DO THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN
Thoái hóa khớp cổ chân là một tình trạng khá phổ biến, song phần lớn người bệnh lại mang tâm lý chủ quan, khi phát hiện cơn đau ở khu vực này thường chỉ xoa bóp, mua cao dán, xoa dầu nóng… mà không đi khám, kiểm tra xương khớp kịp thời.
Tình trạng này kéo dài sẽ thúc đẩy tình trạng thoái hóa khớp cổ chân diễn ra nhanh hơn, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng:
- Nguy cơ cao bị tràn dịch khớp cổ chân, sưng đỏ và đau đớn dai dẳng cả ngày lẫn đêm
- Khớp cổ chân ngày càng bị suy yếu, cứng khớp nặng nề, teo cơ quanh khớp
- Ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, biến dạng khớp, thay đổi dáng đi khập khiễng
- Nặng nề hơn là bệnh nhân đối mặt với nguy cơ liệt chi, phải sống phụ thuộc vào nạn hoặc xe lăn.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN
Thực ra, thoái hóa khớp cổ chân có thể hoàn toàn chữa trị được nếu bệnh nhân phát hiện sớm, tuân thủ phác đồ chữa trị từ bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp với lối sống tích cực, chế độ ăn uống đầy đủ và vận động khoa học.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp
- Khi phát hiện bất kì triệu chứng đau nhức xương khớp nào (dù là nhỏ ) ở vùng khớp cổ chân hay toàn thân, cũng nên cẩn thận đi kiểm tra, bạn chỉ cần bỏ ra khoản phí “đầu tư” nhỏ cho sức khỏe nhưng sẽ đỡ tốn kém về sau.
- Bạn nên cẩn trọng trong tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám xương khớp uy tín, đảm bảo có bác sĩ chuyên khoa giỏi và điều kiện y tế chất lượng. Hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán chính xác, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
- Hiện nay, các liệu pháp Đông Y là giải pháp tốt cho điều trị thoái hóa khớp cổ chân. Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, có thể tham khảo như là: Nắn khớp, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điều trị bằng kỹ thuật tiên tiến Dao châm He-ne, dao dịch thể, uống thuốc…
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân
Bên cạnh việc điều trị, những thói quen sống trong sinh hoạt-làm việc cũng là yếu tố quan trọng góp phần trong phòng ngừa, cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn:
- Hạn chế việc đi giày cao gót trong thời gian dài, chọn giày vừa chân và êm ái cho chân
- Hạn chế mang vác nặng, hoạt động bàn chân-cổ chân quá mức
- Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, bằng những bài tập nhẹ nhàng vừa sức như: ngồi thiền, tập yoga, đạp xe, chạy bộ, bơi lội…
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, bổ sung thêm vitamin, canxi và khoáng chất cần thiết cho xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
- Có thể thi thoảng ngâm chân với nước muối ấm, gừng tươi kết hợp các bài tập tốt cho đôi chân như: bài tập quay cổ chân, kéo giãn cổ chân, lắc cổ chân…
Liên Hệ Ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - Phòng khám chuyên khoa xương khớp tốt và uy tín tại TPHCM
• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM
• Hotline: 028 3923 9999
• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)
Nếu bạn có nghi ngờ nào về việc bị thoái hóa khớp cổ chân hoặc các bệnh cơ xương khớp khác, hãy chủ động trong việc thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn điều trị đúng đắn. Hoặc liên hệ ngay chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu bằng cách Nhấn vào Khung Chat hoặc gọi đến 028 3923 9999 bên dưới để được hỗ trợ tốt.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM