Cứng khớp khiến mọi hoạt động bị “trì trệ”, cơ thể thiếu linh hoạt và gây nhiều đau nhức khó chịu. Triệu chứng này thường liên quan tới các bệnh cơ xương khớp, mà đa phần vào thời điểm chuyển mùa từ nóng sang lạnh người bệnh bị đau nhức tăng lên. Dưới đây chuyên gia sẽ lý giải nguyên nhân bị cứng khớp tái phát khi chuyển mùa và cách điều trị, từ đó giúp bạn có biện pháp chấm dứt hẳn tình trạng này.
BỊ CỨNG KHỚP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN
Cứng khớp tái phát tức là tình trạng này đã từng xảy ra trước đó, ở trạng thái “ngủ đông” một thời gian và đến khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thì lại bị đau ê ẩm, nhức mỏi và cứng khớp trở nên nghiêm trọng. Hiếu đúng tình trạng bệnh và nguyên nhân là cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng này hiện quả.
Bệnh cứng khớp là bệnh gì?
Cứng khớp được hiểu là hiện tượng các khớp (vị trí nối các đầu xương với nhau) bị cứng, vận động khó khăn. Lúc này người bệnh sẽ rất khó để thực hiện các động tác co, duỗi, cúi người, xoay lưng/cổ; việc thay đổi tư thế không thoải mái như trước.
Người bị xuất hiện triệu chứng cứng khớp đa phần liên quan đến các bệnh lý xương khớp, thể hiện rõ ràng là vào sáng sớm lúc người bệnh mới ngủ dậy, phải mất một khoảng thời gian cử động mới có thể vận động bình thường. Các triệu chứng cứng khớp sẽ tái phát thường xuyên vào thời điểm chuyển mùa từ nóng sang lạnh.
Những nguyên nhân gây cứng khớp thường gặp
Các khớp thường bị cứng thường là khớp gối, khớp chân, khớp tay, khớp cổ, khớp bả vai… và các nguyên nhân gây cứng khớp được tổng hợp, bao gồm:
• Tuổi tác ngày càng lớn, quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên diễn ra, giảm tiết dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp nên chúng bị mài mòn và yếu đi, khớp trở nên cứng hơn trước.
• Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn gây viêm khớp mãn tính với biểu hiện đau và cứng khớp; trong thời gian dài có thể gây xói mòn xương, biến dạng khớp.
• Viêm bao hoạt dịch khớp: Các khớp xương trên cơ thể khi bị viêm bao hoạt dịch sẽ dẫn đến tình trạng giảm dịch nhầy ở khớp, sưng, đau, cứng khớp và suy giảm vận động ở khớp bị viêm tương ứng.
• Mắc bệnh gout: Các khớp bị gout (tăng axit uric) hình thành các cục tophi dưới da, gây sưng, đau, cứng khớp, vận động kém linh hoạt, đi lại khó khăn. Đặc biệt khớp sưng viêm đỏ nặng nề khi trời trở lạnh, mưa gió.
• Mắc các bệnh viêm xương khớp khác như: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, gai cột sống hay mắc bệnh Lupus ban đỏ… đều có thể là nguyên nhân gây tình trạng cứng khớp.
Do có liên quan đến các bệnh lý xương khớp, bị cứng khớp kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, suy giảm khả năng vận động, phiền toái trong sinh hoạt. Thậm chí có thể gây những hậu quả nghiêm trọng về sau, như là: viêm đa khớp, mất khả năng vận động, dẫn đến tàn phế… nếu không được điều trị kịp thời.
LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN GÂY CỨNG KHỚP KHI CHUYỂN MÙA
Theo các chuyên gia y tế cho biết, đối với tình trạng cứng khớp ngay từ giai đoạn sớm nếu phát hiện và điều trị khá dễ dàng. Nhưng nếu điều trị không đúng cách, không , tình trạng này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Và tình trạng cứng khớp tái phát khi chuyển mùa rất dễ xảy ra, điều này được lý giải là do:
● Trời lạnh nên các mạch máu bị co thắt lại, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến nuôi khớp; vào mùa lạnh, nếu nhà ở không kín gió hoặc ngủ nghỉ không đảm bảo thì cứng khớp tái phát hoàn toàn có thể xảy ra.
● Vào thời điểm chuyển từ nóng sang lạnh, đa phần mọi người sẽ có thói quen ít vận động hơn, khí huyết kém lưu thông, dẫn đến thường xuyên bị đau mỏi và tái phát chứng cứng khớp.
● Cứng khớp phần lớn có liên quan đến các bệnh lý xương khớp, vào thời điểm chuyển mùa do áp suất khí quyển, độ ẩm gia tăng tác động. Cộng thêm người bệnh chủ quan không thăm khám, điều trị hoặc uống thuốc đều đặn khiến bệnh tiến triển nặng và đau nhức hơn.
● Khi trời lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể có thể trở nên suy giảm hơn, các căn bệnh như viêm khớp dễ dàng tấn công, gây cơn đau nhức và cứng khớp.
● Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe, thì tình trạng cứng khớp và bệnh lý xương khớp thường xuyên tái phát, là vào thời điểm chuyển mùa còn có thể do lối sống thụ động, suy nghĩ tiêu cực hoặc bị suy sụp sức khỏe tinh thần.
CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ CHỨNG CỨNG KHỚP KHI CHUYỂN MÙA
Theo thống kê cho thấy, những năm gần đây, các bệnh lý xương khớp nói chung và tình trạng cứng khớp cũng đang tăng lên và trẻ hóa. Do đó khi có dấu hiệu bệnh, bị đau nhức hay cứng khớp tái phát khi chuyển mùa nên sớm đi khám và điều trị.
Dưới đây là các cách khắc phục hiệu quả tình trạng cứng khớp được chuyên gia cơ xương khớp gợi ý, bạn nên áp dụng ngay
Chủ động điều trị tốt bệnh lý về xương, khớp
Như đã phân tích thì tình trạng cứng khớp phần lớn có liên quan đến những bệnh lý cơ xương khớp; các triệu chứng của những căn bệnh này lại tương tự, dễ nhầm lẫn với nhau.
Do đó, cách tốt vẫn là nên đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp để thăm khám lâm sàng, siêu âm khớp, chụp X-Quang hoặc chụp CT chẩn đoán chính xác. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh chính xác, điều trị bằng phác đồ khoa học.
Hiện nay, cứng khớp có liên quan tới các bệnh lý cơ xương khớp có thể điều trị bằng nhiều phác đồ khác nhau, dựa trên tình hình cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có sự kết hợp điều trị phù hợp, bao gồm:
• Uống các bài thuốc đông y, thuốc tây y hoặc áp dụng liệu trình đông-tây y kết hợp
• Phương pháp Dao châm He-ne (hay còn có tên gọi khác là Kim siêu vi)
• Phương pháp Dao dịch thể - truyền thuốc vào chính xác vị trí bị sưng, viêm. Có ý nghĩa với các bệnh lý gây cứng khớp liên quan đến cột sống.
• Các phương pháp vật lý trị liệu khác như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, chiếu đèn hồng quang, chiếu tia hồng ngoại, truyền dịch… nhằm tăng hiệu quả chữa trị.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi các triệu chứng bệnh còn nhẹ, không xuất hiện liên tục mà tự ý mua thuốc về uống, cao dán, xoa bóp tại nhà… điều này sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn và gây cứng khớp tái phát khi chuyển mùa, thậm chí là thường xuyên xuất hiện với biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn.
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ, kiên trì điều trị đúng hướng dẫn để đem lại hiệu quả khả quan và chấm dứt hẳn tình trạng này, bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.
Chăm sóc hệ cơ xương khớp đúng cách
Đối với người bị cứng khớp bên cạnh tuân thủ điều trị từ bác sĩ, hãy thực hiện một số nguyên tắc chăm sóc sau đây để nâng cao hiệu quả chữa trị và phòng ngừa bệnh tái phát tốt:
• Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa từ ấm sang lạnh; đặc biệt là ở các khu vực như khớp gối, khớp tay/chân… Có thể thực hiện chườm ấm vào sáng sớm để cải thiện.
• Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật vùng khớp cứng nhằm tăng lưu thông máu đến khu vực này; đồng thời có thể xoa dầu để tăng nhiệt độ làm ấm.
• Cần vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập thể dục vừa sức; đặc biệt là các bài tập lý trị liệu với cường độ phù hợp sẽ có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp.
• Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân để giảm trọng lượng cơ thể, giảm các áp lực lên hệ xương khớp đang phải “chống đỡ” cơ thể.
• Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ dưỡng chất nhằm cải thiện sức khỏe và giúp hoạt động của khớp cũng linh hoạt hơn; kiêng một số thực phẩm không tốt cho xương khớp theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
• Thực hiện thăm khám bệnh cơ xương khớp định kỳ 1 năm/lần hoặc đi khám ngay ngay khi có biểu hiện đau nhức xương khớp, tê bì nhức mỏi, hay bị cứng khớp tái phát khi chuyển mùa…
Liên hệ ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - địa chỉ khám chữa bệnh cơ xương khớp uy tín tại TPHCM.
• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM
• Hotline: 028 3923 9999
• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)
Trên đây các chuyên gia xương khớp Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu vừa lý giải cho bạn đọc nguyên nhân bị cứng khớp tái phát khi chuyển mùa cũng như định hướng cách chữa trị hiệu quả. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám,… hãy Nhấn vào Khung Chat để được hỗ trợ tốt ngay bây giờ.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM