Thu gọn danh mục

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là căn bệnh xương khớp phổ biến có thể dẫn đến các cơn đau ở cổ, cánh tay, bàn tay và các bộ phận khác. Căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tê liệt nửa người và các vấn đề sức khỏe khác. Bài viết sau sẻ thông tin về các dạng thoát vị đĩa đệm cổ thường gặp cũng như cách điều trị hiệu quả.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ LÀ GÌ?

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng tổn thương phổ biến ở các đốt sống ở cổ, gây đau nhức, yếu cơ và tê mỏi tay chân. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng trọng, trong đó phải kể đến rối loạn chức năng của ruột và bàng quang, thậm chí bại liệt nếu không điều trị kịp thời.

Bất kì phần đĩa đệm nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị thoát vị. Tuy nhiên thường thì cột sống thắt lưng và cột sống cổ là 2 vùng dễ bị gặp tình trạng này bởi các đốt sống ở hai điểm này phải cử động liên tục để đáp ứng nhu cầu vận động của cơ thể.

MỘT VÀI DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ

Bệnh nhân có thể nhận biết mình bị thoát vị đĩa đệm cổ bởi các triệu chứng như sau:

+ Bệnh nhân bị đau cổ, cơn đau cơ thể từ nhẹ và chỉ xuất hiện khi người bệnh chạm vào cổ, đôi khi đau cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Cơn đau có thể lan tỏa đến vai, cánh tay, ngón tay hoặc cả bàn tay. Một số trường hợp bị nóng rát tay và có cảm giác như điện giật.

+ Khi dây thần kinh bị chèn ép và viêm sẽ dễ dẫn đến tê và yếu ở vai, cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay.

+ Thoát vị đĩa đệm có thể hạn chế một số hoạt động cổ. Do đó, nếu người bệnh chơi thể thao hoặc nâng vật nặng thì cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

CÓ CÁC DẠNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ NÀO?

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể được chia thành 4 dạng, bao gồm:

Dạng thoát vị phình đĩa đệm (Disc protrusion)

Do đây là giai đoạn khởi phát nên mọi biểu hiện đều chưa rõ ràng và không liên tục, thế nên nhiều người rất khó để nhận biết. Ở dạng này phần nhân nhầy bắt đầu có sự thay đổi nhỏ, nhưng vẫn nằm nguyên trong vòng khuyên bao xơ.

Dạng lồi đĩa đệm (Prolapsed disc)

Bao xơ bắt đầu bị suy yếu nên sẽ bị nhân nhầy đẩy ra xa tạo thành khối phồng (lồi). Tuy vậy, nhưng phần nhân nhầy vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi vòng kiểm soát của bao xơ nên vẫn giữ được độ bền và dẻo dai.

Thoát vị đĩa đệm thực thụ (Disc extrusion)

Ở dạng này, những vòng khuyên cuối cùng của bao xơ bị rạn nứt hoặc rách nên phần nhân nhầy thoát hẳn ra bên ngoài (nhưng khối nhân nhầy vẫn liên kết với nhau). Khi nhân nhầy tràn ra khỏi khe hở bao xơ, đè lên dây thần kinh cột sống cổ sẽ gây ra cảm giác đau nhức và đi kèm tê, rát hoặc ngứa ran.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời (Sequestered disc)

Khối nhân nhầy thoát khỏi bao xơ bị tách ra thành các mảnh nhỏ, chèn ép các rễ thần kinh hoặc rơi vào ống tủy nên khiến cơn đau dữ dội hơn, người bệnh sẽ có thể bị teo cơ và không làm chủ được tiểu tiện. Đây là dạng nghiêm trọng và cần can thiệp phẫu thuật.

KHI NÀO NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ NÊN GẶP BÁC SĨ?

Tốt bạn nên cần gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị thoát vị đĩa đệm ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức ở cổ, lưng và lan dần xuống cánh tay, bàn chân. Hoặc nếu cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, thì việc gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị trở thành vấn đề cấp thiết.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện một số động tác để kiểm tra như: kiểm tra khả năng phản xạ của tay chân, cổ, kiểm tra sự di chuyển,… kèm theo đó là một số xét nghiệm như sau:

• Chụp X-quang: Phương pháp giúp loại trừ các nguyên nhân gây đau như khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u, gãy xương...

• Chụp cắt lớp (CT scan): Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh cột sống và các cấu trúc xung quanh nó từ mọi hướng. Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng nhận diện được bệnh.

• Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp an toàn giúp xác định vị trí đĩa đệm bị thoát vị, hoặc các dây thần kinh bị chèn ép chính xác.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ hiện nay

Ở mỗi giai đoạn, sẽ có cách điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau, bao gồm:

► Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ,… sẽ được chỉ định tùy theo từng thể trạng, mang lại hiệu quả an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên nên nhớ hãy sử dụng thuốc đúng liều lượng bác sĩ, tránh áp dụng quá nhiều hoặc sử dụng thêm thuốc khác không theo đơn sẽ gây tác dụng phụ hoặc phản tác dụng.

► Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng vật lý trị liệu: Một số phương pháp giúp giải tỏa cơn đau như: chườm nóng hoặc lạnh, dùng sóng siêu âm cải thiện lưu thông máu, kéo giãn cột sống, dùng tia điện tác động lên hệ thần kinh phục hồi phản xạ,…

► Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng phẫu thuật: Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo để giúp bệnh nhân không bị các biến chứng xấu, tăng khả năng phục hồi nhanh chóng.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu luôn là nơi giúp bệnh nhân an tâm chữa trị mọi bệnh lý về xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Đặc biệt với phương pháp dao châm Hene và dao dịch thẻ tại đây thì người bệnh không lo về bệnh tái phát, điều trị không phẫu thuật, chi phí tiết kiệm.

Để đăng ký nhận mã số khám, làm thủ tục online trước không chờ đợi khi đến khám chữa thoát vị đĩa đệm thì bệnh nhân chỉ cần Click vào bảng chat bên dưới. Bên cạnh đó, cũng hy vọng rằng quý bệnh nhân sẽ có thêm thông tin bổ ích khi tham khảo bài viết về các dạng thoát vị đĩa đệm cổ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM