Thu gọn danh mục

Gout (gút) là một bệnh lý xương khớp có tính chất nguy hiểm, gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân và cũng khó điều trị ở giai đoạn muộn. Do đó, xét nghiệm là cách nhanh giúp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh gout ở giai đoạn đầu, điều trị kịp thời, hiệu quả trước khi xuất hiện các biến chứng nặng nề. Dưới đây là các xét nghiệm gout cần biết và những lưu ý khi thực hiện.

NHỮNG THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ BỆNH GOUT

Bệnh gout thuộc nhóm bệnh xương khớp, được gây ra do các rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng acid uric trong máu và lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, từ đó sẽ gây sưng, viêm, đau nhức dữ dội. Một số triệu chứng cảnh báo bệnh gout bao gồm:

++ Đau khớp gout thường xảy ra bất ngờ; thường là vào ban đêm hoặc thời tiết thay đổi

++ Người bệnh xuất hiện triệu chứng khó chịu ngay cả khi cơn đau guot qua đi, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

++ Càng về sau cơn đau của khớp gout càng trở nên dữ dội hơn và phạm vi ảnh hưởng cũng lan ra nhiều khớp hơn.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh guot xuất hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu. Nên bản thân nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động đi khám và điều trị ngay để đạt hiệu quả cao hơn, ít tốn kém chi phí, trước khi các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Các đối tượng dễ mắc bệnh gout hơn, bao gồm: Người có chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, hải sản, uống bia rượu, dùng nhiều thực phẩm có đường fructose, thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa, tim mạch, thận, huyết áp hoặc gia đình có tiền sử bị gout…

Các chuyên gia cảnh báo: Gout là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, việc chậm trễ phát hiện và chữa trị có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, hoại tử, lở loét da; giảm khả năng vận động, biến dạng xương khớp, tăng tỉ lệ bị sỏi thận, tim mạch; nguy cơ cao bị tàn phế, bại liệt…

NHỮNG AI NÊN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM BỆNH GOUT SỚM?

Xét nghiệm gout là một trong những xét nghiệm cơ bản, được khuyến nghị nên thực hiện cho những người có tiền sử gia đình có người bị gout hoặc bản thân đang có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh gout. Hoặc bệnh nhân từng bị gout đã điều trị và có nguy cơ bùng phát trở lại.

Theo đó, phương pháp xét nghiệm thường được chỉ định cho các đối tượng sau đây:

++ Xuất hiện những cơn đau nhức đột ngột tại khớp, gây sưng tấy, đau nhức, bỏng rát

++ Vùng da quanh khớp có biểu hiện sưng đỏ, nhiễm trùng hoặc bong tróc, ngứa ngáy

++ Cảm thấy đau dữ dội ở các khớp bàn/ngón chân hoặc tay

++ Xuất hiện các u sần, hạt tophi ở các khớp bị tổn thương

++ Có các triệu chứng của bệnh gout thoáng qua và tự khỏi.

➯ Trong các phương pháp chẩn đoán bệnh gout, xét nghiệm là biện pháp nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh, nhận diện mức độ bệnh kịp thời, từ đó sẽ giúp các bác sĩ lập kế hoạch điều trị thích hợp cũng như theo dõi quá trình trị liệu hiệu quả hơn.

TÌM HIỂU CÁC XÉT NGHIỆM GOUT CẦN BIẾT

Thực tế, để chẩn đoán bệnh gout cần thông qua các kiểm tra chuyên môn. Bởi các triệu chứng của bệnh guot cũng có nhiều điểm khá tương đồng với các tình trạng viêm khớp khác, nên nếu thiếu kiến chức chuyên môn sẽ rất dễ gây nhầm lẫn trong việc nhận biết và điều trị.

Để chắc chắn rằng bệnh nhân có mắc bệnh Gout hay không? bệnh ở giai đoạn nào? thì các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ chỉ định làm 4 xét nghiệm gout cơ bản sau đây:

Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu (UA)

Bác sĩ sẽ lấy máu ở tĩnh mạch của bệnh nhân, đem đi xét nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá nồng độ acid uric trong máu. Bên cạnh đó, thông qua xét nghiệm này bác sĩ cũng có thể đánh giá được chức năng của thận hoặc theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, có từ 35-40% các trường hợp bệnh nhân bị gout có kết quả bình thường trong lần xét nghiệm đầu tiên. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi và thực hiện nhiều lần định kỳ hoặc theo lịch hẹn bác sĩ để đảm bảo kết quả chính xác.

Xét nghiệm UA niệu 24 giờ

Sau khi kiểm tra, thăm khám lâm sàng, nếu bác sĩ đánh giá bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh guot hoặc nghi ngờ mắc bệnh muốn củng cố chẩn đoán thì sẽ chỉ định làm xét nghiệm này.

Thông qua xét nghiệm UA, bác sĩ sẽ theo dõi được tốc độ đào thải của acid uric qua đường tiểu, từ đó có thể chẩn đoán được nguyên nhân tồn tại của acid uric trong máu cao là do bài tiết kém hay do sản xuất quá nhiều. Từ đó có thể đưa ra được phương pháp điều trị mang lại hiệu quả khả quan .

Xét nghiệm dịch khớp

Dịch khớp là các chất lỏng được tiết ra từ các khớp có tác dụng trong giảm ma sát và giúp các khớp vận động “trơn tru” dễ dàng. Khi bị gout thì các tinh thể muối urat sẽ xuất hiện ở các khớp và xuất hiện các cơn đau.

Do đó, nếu nghi ngờ bị gout, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút dịch ở khớp để kiểm tra xem có sự xuất hiện của các tinh thể urat hay không? Bên cạnh đó, người bị guot thì trong dịch khớp còn chứa nhiều các tế bào viêm (bạch cầu đa nhân trung tính) do đó, thông qua xét nghiệm này cũng có thể đánh giá cụ thể được; đánh giá mức độ bệnh lý để có phác đồ chữa trị hiệu quả hơn.

Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm này thông thường được thực hiện nhằm theo dõi các biến chứng của bệnh guot ảnh hưởng đến thận. Và thường được chỉ định đối với bệnh nhân bị mắc bệnh guot lâu năm, đánh giá mức độ, theo dõi tiến triển bệnh lý thông qua các chỉ số trong thận như: protein niệu, creatinin, ure… Từ đó sẽ có biện pháp điều trị kiểm soát bệnh tật hiệu quả hơn.

Các phương pháp chẩn đoán gout khác

Bên cạnh xét nghiệm gout cần biết kể trên, để củng cố các chẩn đoán và đánh giá bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện kết hợp với một số các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như: Chụp X-Quang, siêu âm khớp, chụp CT các khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI)

Sau khi có được kết quả khám - xét nghiệm tổng thể, những trường hợp mắc bệnh gout nặng/nhẹ khác nhau, căn cứ thêm vào cơ địa, thể trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý khác (nếu có)… mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp, tối ưu giúp bệnh nhân sớm thoát khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe, tiết kiệm tối đa chi phí.

NHỮNG LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH XÉT NGHIỆM GOUT

Để quá trình xét nghiệm gout diễn ra thuận lợi và đem đến kết quả chính xác, không cần phải tiến hành lại nhiều lần; thì bên cạnh tìm hiểu trước các xét nghiệm gout cần biết bệnh nhân cần thực hiện một số các lưu ý sau đây:  

- Trong vòng 4 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì.

- Không nên sử dụng các đồ uống chứa cồn, gas hoặc các chất kích thích, thuốc lá, cà phê. Nhưng cần chú ý uống đủ nước lọc

- Nên dừng thuốc uống điều trị bệnh lý khác (nếu có) trước khi làm xét nghiệm guot khoảng 2 ngày. Điều này cần tham hỏi kĩ ý kiến bác sĩ.

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, kể cả các thảo dược hay thực phẩm chức năng mà bác sĩ không chỉ định trước đó. Nếu đang dùng kháng sinh thì cần báo bác sĩ.

- Nên tránh các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo/bánh ngọt hoặc các thức ăn chứa nhiều đạm, tinh bột, chất béo…  

- Cần chuẩn bị đủ giấy tờ tùy thân, tiền bạc, và giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ trước khi đi tiến hành xét nghiệm gout…

♦ Lời khuyên từ chuyên gia:

Hiện nay, do lối sống và thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến bệnh xương khớp nói chung và bệnh guot nói riêng tăng rất cao, để lại rất nhiều hậu quả nguy hiểm mà nguyên nhân chính là do tâm lý chủ quan, không phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng đắn.

→ Do đó, khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nên chủ động trong việc thăm khám.

Xem thêm: Việc lựa chọn những cơ sở chuyên khoa xương khớp như Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thì các hạng mục khám, xét nghiệm, điều trị đều có chi phí khá bình dân, không quá tốn kém, nên bạn không cần quá lo lắng.

Với nhiều năm trong lĩnh vực xương khớp, Hoàn Cầu có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, thực hiện điều trị đa dạng các bệnh lý từ nhẹ đến nặng, trong đó điều trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh gout mỗi năm bằng các phương pháp Đông Y chuyên sâu như: dao châm He-ne, dao dịch thể, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… sẽ giúp bệnh nhân lấy lại cuộc sống khỏe mạnh vốn có.

Thông Tin Liên Hệ Phòng Khám

• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Vừa rồi là các thông tin liên quan đến các xét nghiệm gout cần biết, nếu bạn cần tư vấn cụ thể về quy trình thực hiện, chi phí xét nghiệm và điều trị dự kiến, hãy Nhấn vào Khung Chat hoặc gọi tới số 028 3923 9999 để được giải đáp miễn phí 24/24.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM