Thu gọn danh mục

Gần đây, số lượng người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu đang ngày một tăng cao. Trong khi đó, phần lớn mọi người thường có thái độ thờ ơ vì cho rằng bệnh lý này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy thực tế thì suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không? Và cần điều trị như thế nào?

SUY TĨNH MẠCH SÂU LÀ BỆNH GÌ?

Theo nghiên cứu thì hệ thống tĩnh mạch chi dưới sẽ được chia làm 3 loại: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và các tĩnh mạch xiên. Tĩnh mạch sâu có tác dụng đưa máu trở về tim và bình thường nó sẽ nằm trong cơ nên không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Suy tĩnh mạch sâu là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và không thể lưu thông đúng như chức năng vốn có của nó, lâu dần dẫn tới bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.

Bệnh suy tĩnh mạch sâu có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, đặc biệt thường xảy ra là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, có cấu tạo phức tạp và thường phải chịu áp lực lớn.

TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY GIÃN TĨNH MẠCH SÂU

Suy tĩnh mạch sâu có thể xuất phát từ một trong số những nguyên nhân dưới đây:

• Van tĩnh mạch bị khiếm khuyết ngay từ khi người bệnh mới sinh ra

• Mắc bệnh do yếu tố di truyền

• Bệnh nhân thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu do thói quen hoặc do tính chất công việc khiến tĩnh mạch chịu nhiều áp lực.

• Phụ nữ đang mang thai cũng rất dễ mắc bệnh bởi sự phát triển của thai nhi khiến cho tĩnh mạch bị chèn ép.

• Tĩnh mạch sâu xuất hiện các huyết khối khiến cho quá trình lưu thông máu khi di chuyển về tim bị cản trở. Đồng thời, tình trạng này cũng có thể làm cho van tĩnh mạch bị tổn thương.

• Bệnh nhân không vận động trong một thời gian sau phẫu thuật

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SUY TĨNH MẠCH SÂU

Bệnh có thể được nhận biết thông qua giai đoạn sớm và giai đoạn muộn, cụ thể là:

Suy van tĩnh mạch sâu giai đoạn sớm

 Cảm giác khó chịu ở bắp chân như mỏi, đau nhức, nặng chân,... là khi đứng lâu, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát

 Có hiện tượng chuột rút và tê ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm

 Người bệnh bị sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối

 Quan sát thấy các tĩnh mạch nông ở chân nổi ngoằn ngoèo

 Các triệu chứng thường tăng lên vào chiều tối, sau khi người bệnh đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh...

Suy van tĩnh mạch sâu giai đoạn sau

 Lúc này sẽ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu và gây ra các triệu chứng như: Chân sẽ nóng, sưng đỏ, ngứa, đau nhức nhối, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát.

 Ngoài ra, trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.

 Da bị phù nề, dày lên, bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc

 Xuất hiện các vết loét rất đau nhức, ban đầu loét nông sau đó loét sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

SUY TĨNH MẠCH SÂU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Suy giãn tĩnh mạch sâu không chỉ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh mà nếu không phát hiện bệnh sớm và tuân thủ điều trị thì bệnh lý còn có thể gây nguy hại đến tính mạng.

Ngược lại, đối với những bệnh nhân phát hiện muộn hoặc không điều trị tích cực sẽ khiến bệnh tình tiến triển nặng nề và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Như:

Cơ thể thường xuyên xuất hiện những cơn đau mãn tính

Vùng da chân bị suy giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện các vết loét

Biến chứng tắc nghẽn mạch máu gây nhồi máu não, thuyên tắc phổi làm tăng nguy cơ tử vong.

Những chấn thương xung quanh vị trí suy tĩnh mạch có thể khiến cho tĩnh mạch bị vỡ và dẫn đến tình trạng xuất huyết.

ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH SÂU NHƯ THẾ NÀO?

Bạn có thể được chỉ định điều trị suy tĩnh mạch sâu bằng:

Điều trị suy tĩnh mạch sâu bằng phương pháp nội khoa

+ Mang vớ áp lực: Bệnh nhân có thể đeo liên tục ban ngày để hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.

+ Dùng thuốc: Các thuốc được dùng thông thường gồm những loại giảm đau, chống viêm, tăng trương lực thành mạch, tan cục máu đông...

Phương pháp chích xơ tĩnh mạch điều trị suy tĩnh mạch sâu

Bằng cách này, bác sĩ sẽ đưa vào bên trong tĩnh mạch bị suy giãn một lượng vừa đủ dưỡng chất gây xơ hóa, giúp đoạn tĩnh mạch này trở nên chai và cứng, đồng thời tái tạo hệ thống tĩnh mạch mới.

Phương pháp phẫu thuật điều trị suy tĩnh mạch sâu

Bằng cách này, các bác sĩ sẽ cắt bỏ các tĩnh mạch giãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da....

Bệnh nhân hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu, tăng cường tập thể dục thể thao

Thay đổi tư thế thường xuyên khi làm việc, tránh đứng lâu ngồi nhiều

Uống đầy đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng là chất xơ, duy trì trọng lượng hợp lý

Nhờ những tiến bộ về nền y khoa nên việc điều trị bệnh ngày càng hiệu quả và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Để đăng ký làm thủ tục khám chữa bệnh suy tĩnh mạch sâu hoặc các bệnh lý xương khớp khác thì bạn có thể Click vào bảng chat bên dưới sẽ được làm thủ tục miễn phí, nhanh chóng.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM