Thu gọn danh mục

Việc không kiêng cử đối với người bị bệnh gout sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, góp phần làm gia tăng mức độ nặng nề thêm của bệnh lý. Vậy thì bệnh gout không nên ăn gì? hãy xem ngay thực đơn dành cho người bị gout trong bài viết bên dưới nhé.

BỆNH GOUT LÀ GÌ? DẤU HIỆU KHI BỊ GOUT

Gout hay còn gọi là (thống phong). Đây là một loại bệnh viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở các khớp. Hầu hết các trường hợp bị gout thường xảy ra ở ngón chân cái. Tuy nhiên cũng có người bị ảnh hưởng ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Hầu hết những người mắc bệnh gout đều do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác thì lại bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống không đảm bảo.

Bệnh gout xảy ra khi người bệnh có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric tăng cao, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp sẽ gây sưng, viêm và đau dữ dội. Các cơn đau của gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài khoảng 3 – 10 ngày.

Các dấu hiệu khi bị bệnh gout đó là:

  ◉ Bệnh nhân đột ngột thấy sưng, đau, nóng, đỏ dữ dội, là ở khớp ngón chân cái, khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay…

  ◉ Các cơn đau khi bị gout có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.

  ◉ Vùng khớp gout sẽ bị nóng, chuyển sang sưng đỏ và đau nghiêm trọng khi di chuyển và khi đụng vào.

  ◉ Xuất hiện các u cục được gọi là (hạt tophi). Các hạt thường có màu vàng hoặc trắng, dạng nhú hoặc hạt, xuất hiện đơn độc hoặc nhiều hạt…

  ◉ Khi bệnh gút tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể không thể cử động khớp như bình thường.

Đối tượng có nhiều nguy cơ bị tăng axit uric máu và mắc bệnh Gout:

  • Có tiền sử gia đình bị bệnh gout.

  • Thừa cân và béo phì.

  • Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.

  • Nghiện rượu, nghiện cà phê.

  • Dùng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix... có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt Gout cấp tính.

NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Các bác sĩ chuyên về bệnh gout cho biết. Người bị gout tốt là nên kiêng hoặc tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose cao để kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu ở mức độ ổn định.

Cụ thể các loại thực phẩm mà người bệnh gout nên tránh như là:

Người bị bệnh gout không nên ăn thịt đỏ

Các loại thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao nên dễ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu và đây cũng chính nguyên nhân gây ra bệnh gout.

Không chỉ vậy các loại thực phẩm từ thịt đỏ còn khiến các nhân purin dễ chuyển hóa thành axit uric. Do đó, bệnh nhân nên duy trì ở một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều quá 100gr/ngày. Có thể chế biến thịt đỏ chín kỹ (ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào).

Người bị bệnh gout không nên ăn nội tạng động vật

Nội tạng động vật bao gồm (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), cholesterol, sắt, kẽm, selen,… Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout cũng không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều hàm lượng purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu. Nếu trong quá trình bị gout mà bệnh nhân không kiêng cữ nội tạng động vật sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng như: sưng, đau nhiều hơn.

Người bị bệnh gout không nên ăn thịt gà tây, thịt ngỗng

Trong thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, photpho, axit amin, sắt,… Thịt gà còn chứa chất purin nên người bệnh gout tốt là chỉ nên ăn thịt gà ở mức vừa phải (khoảng 110 – 175 mg). Với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thế và tránh được nguy cơ sự gia tăng lượng purin trong máu.

Người bị bệnh gout không nên ăn hải sản

Các loại hải sản (như cá trích, cá ngừ, nghêu, sò, ốc,…) cũng chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng có chứa nhiều chất đạm nên người bị bệnh gout nên hạn chế ăn hải sản.

Người bị bệnh gout không nên ăn gì? đó là các loại thịt chế biến sẵn

Một số thực phẩm đóng hộp như (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gout. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng những loại thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Người bị bệnh gout không nên ăn các loại rau có hàm lượng purin cao

Người bị bệnh gout nên cung cấp nhiều loại vitamin, rau xanh cho cơ thể nhưng lưu ý không phải loại rau nào cũng đều dùng được. Bệnh nhân tốt nên tránh dùng những loại rau củ quả và các loại đậu có hàm lượng purin cao như: đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, cải xoăn, su hào….

Người bị bệnh gout không nên dùng rượu bia, đồ uống có đường

Bên cạnh việc hạn chế hoặc kiêng ăn một số loại thực phẩm trên thì người bị bệnh gout cũng nên hạn chế tối đa rượu, bia, các chất kích thích, nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… nếu không muốn tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.

NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT NÊN ĂN GÌ?

Những loại thực phẩm dành riêng cho người bị gout có hàm lượng các chất purin rất thấp. Chính vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout, là quả anh đào có thể giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể.

• Rau quả: người bị bệnh gout nên sử dụng nhiều các loại rau quả như khoai tây, nấm, cà tím và rau xanh

• Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch,… là các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout

• Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh

• Các loại đậu: như đậu lăng, đậu nành, đậu phụ

• Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh

• Các loại thảo mộc và gia vị

• Các sản phẩm từ sữa

• Dầu thực vật, trứng,…

VIỆC KIÊNG ĂN CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH GOUT HAY KHÔNG?

Nhiều người bệnh lầm tưởng rằng chỉ cần ăn kiêng là bệnh gout sẽ khỏi. Chính vì suy nghĩ đó nên đã dẫn đến hệ quả là: bệnh nhân dễ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, stress,… do họ quá khắt khe trong chế độ ăn uống.

Các bác sĩ cho biết thêm để điều trị hiệu quả bệnh gout thì bệnh nhân tốt là nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Chế độ ăn kiêng chỉ là phần nào làm giảm đi sự phát triển của bệnh gout mà thôi.

Ngoài chế độ ăn uống, một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đợt gout

Giảm cân

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH GOUT HIỆN NAY

Bệnh gout không được điều trị sẽ tái đi tái lại, đồng thời khi bệnh tiến triển nặng nề sẽ khiến cho người bệnh phải gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như tàn phế, ảnh hưởng đến gan thận, thậm chí là tử vong. Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ hãy nên thăm khám ngay.

Các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ áp dụng một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh gout trước khi điều trị như: xét nghiệm acid uric máu, siêu âm - chụp X-Quang, CT… phát hiện tổn thương khớp, kiểm tra dịch khớp,…

Dựa vào mức độ bệnh nặng hoặc nhẹ mà phương pháp được ứng dụng phù hợp như:

► Dùng thuốc đặc trị gout: Các loại thuốc đông tây y được sử dụng để điều trị bệnh gout ở giai đoạn nhẹ. Tác dụng của thuốc là để làm giảm các triệu chứng đau, giúp hạ acid uric, ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong các khớp, làm giảm nồng độ axit uric trong máu cho nhanh chóng.

► Dao châm He-ne: Dao châm sẽ bóc tách các khớp bị dính, bị cứng. Phương pháp ứng dụng khi bệnh gout ở giai đoạn nặng, đồng thời thúc đẩy đào thải, chống viêm, giảm sưng đau, cải thiện chức năng gan, thận, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy phục hồi xương khớp, ngăn gout tái phát.

► Vật lý trị liệu: Các phương pháp được áp dụng đi kèm để điều trị bệnh gout như: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, chiếu sóng viba, chạy máy vật lý trị liệu,… tác dụng là nhằm để giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cơ khớp để nhanh chóng hồi phục.

 Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ chuyên khám và điều trị hiệu quả bệnh gout từ xưa đến nay thu hút nhiều bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo và đến đây để được hỗ trợ một cách sớm . Phòng khám với quy trình thực hiện nhanh chóng, thủ tục không rườm rà,… sẽ tiết kiệm được thời gian cho bạn.

 Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ tại Hoàn Cầu là những chuyên gia xương khớp có bằng cấp hẳng hoi, đã và đang công tác tại những bệnh viện lớn tại TPHCM. Do đó, bệnh nhân có thể an tâm bởi trình độ chuyên môn, khám chữa bệnh bằng cả cái “tâm”, mang lại kết quả hiệu quả.

Chúng tôi hy vọng rằng với thông tin bệnh gout không nên ăn gì? sẽ giúp bạn có thêm kiến thức phòng tránh và điều trị sớm . Hoàn Cầu làm việc không ngày nghỉ (8h – 20h) tất cả các ngày trong tuần. Mọi thông tin cần hỗ trợ - tư vấn – đặt hẹn. Hãy Click vào Khung Chat bên dưới để được ưu tiên.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM