Thu gọn danh mục

Thông thường, bệnh nhân gout sẽ được khuyên là nên tránh xa những thực phẩm chứa nhiều Acid uric. Tuy nhiên nghe có vẻ mơ hồ và bạn chưa rõ acid uric có trong thực phẩm nào để mà đưa chúng vào danh sách kiêng ăn, uống. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn thì mời bạn hãy đọc ngay bài viết này..

ACID URIC LÀ GÌ? ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH GOUT NHƯ THẾ NÀO?

Acid uric hay axit uric, là tác nhân trực tiếp gây ra tình trạng viêm khớp gout. Những món ăn hàng ngày không được chọn lọc có thể là thủ phạm nạp Acid uric vào cơ thể. Trước tiên hãy tìm hiểu một chút về chất này.

Acid uric là chất gì?

Chúng ta nên biết, Acid uric là hợp chất được tổng hợp từ nhóm purin ngoại sinh và nội sinh từ các tế bào chết. Nguồn nội sinh là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Nguồn ngoại sinh là sản phẩm của thức ăn có nguồn gốc động vật.

Mặc dù Acid uric có một số vai trò định đối với sức khỏe, não bộ con người, nhưng nó liên quan mật thiết đến sự phát triển bệnh gout. Chỉ số Acid uric máu tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh này. Việc tăng  Acid uric máu có thể từ di truyền, suy giảm chức năng thận, tăng sản xuất Acid uric hoặc qua chế độ ăn uống.

Acid Uric là gì?

Acid uric và ảnh hưởng của nó đến bệnh gout

Theo các báo cáo y khoa, người bệnh được xác định có chỉ số Acid uric máu cao hơn mức bình thường. Ở nam giới là trên 7.0mg/dL, ở nữ giới là trên 6.0mg/dL. Xét nghiệm ở cơ sở y tế chuyên nghiệp là cách để biết được chỉ số Acid uric trong máu và nguy cơ mắc bệnh gout của mỗi người.

Để giảm Acid uric máu, việc thực hiện chế độ ăn uống cần chỉn chu, theo chỉ định của chuyên gia. Vậy đâu là những thực phẩm chứa nhiều purin, có thể chuyển hóa thành Acid uric – thủ phạm gây nên bệnh gout? Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp điều này.

ACID URIC CÓ TRONG THỰC PHẨM NÀO?

Thực chất, Acid uric không phải có trực tiếp trong đồ ăn thức uống. Mà nó được sinh ra trong quá trình phân hủy hợp chất purin.  Bữa ăn hằng ngày của bạn nên loại bỏ những loại thực phẩm này nếu không muốn trình trạng bệnh gout thêm phức tạp:

1/ Các loại cá biển

Theo các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu thì cá mòi, cá ngừ, cá thu,… chứa lượng purin cao. Người bệnh gout nên hạn chế ăn những thực phẩm này để quá trình điều trị được đẩy nhanh mà không diễn biến nặng.

2/ Hạt hướng dương

Là một món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ, nhưng ít ai biết hạt hướng dương là thực phẩm giàu purin. Việc tiêu thụ nhiều hạt hướng dương trong khi bạn đang bị gout là điều không được khuyến cáo.

3/ Đậu Hà Lan

Loại đậu này giúp bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là protein. Tuy nhiên nó lại chứa lượng purin rất cao. Thay vì đậu Hà Lan, bạn có thể dùng đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,… để làm phong phú cho thực đơn hằng ngày của mình.

Acid uric có trong món ăn nào?

4/ Hải sản có vỏ

Nhiều người nghe thông tin bệnh nhân gout không nên ăn hải sản, nhưng chưa hiểu rõ nguyên nhân vì sao như vậy. Lý giải điều này, chuyên gia cho biết các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò, ốc,… đều có nồng độ purin cao, bạn nên kiêng.

5/ Thịt có màu đậm

Thịt bò, thịt chó, thịt dê,… cũng chứa hàm lượng purin đáng kể, nguy cơ tăng Acid uric máu cao. Người bệnh gout càng nên tránh xa những thực phẩm này để không gia tăng các cơn đau khớp. Thay vì đó bạn có thể ăn thịt màu trắng hoặc cá nước ngọt.

6/ Nội tạng động vật

Đây là nhóm thực phẩm cực kỳ nguy hiểm đối với người bị bệnh gout và xương khớp nói chung. Bạn không nên tiêu thụ lòng, gan, tim,… động vật. Chúng không chỉ là nguyên nhân làm bệnh gout thêm nặng mà còn dẫn đến các bệnh tim mạch.

CÁCH GIẢM ACID URIC MÁU CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

Tình trạng bệnh gout ngày càng phức tạp và khó điều trị nếu bạn không tìm cách hạ Acid uric máu. Bệnh nhân được khuyến cáo nên thực hiện những điều sau:

+ Uống thật nhiều nước lọc hoặc nước sôi để nguội để tăng quá trình bài tiết Acid uric ra khỏi cơ thể, giảm các triệu chứng sưng đau của bệnh gout.

+ Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao đề kháng.

+ Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều kali để cân bằng môi trường acid trong cơ thể và hạn chế những diễn biến nặng của bệnh gout.

+ Đi khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ để theo dõi chỉ số Acid uric và có giải pháp phù hợp, hiệu quả, an toàn cho mỗi thời kỳ.

Cách giảm acid uric cho người bệnh Gout

Bên cạnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thì việc thăm khám tại cơ sở chuyên sâu là vô cùng quan trọng. Để tầm soát bệnh gout và sức khỏe xương khớp nói chung, bạn cần được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Hoàn Cầu. Đây là địa chỉ y khoa chất lượng, được đông đảo người dân tin chọn.

Phòng khám được cấp phép hoạt động và quản lý gắt gao bởi Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Nổi bật là cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và các phương pháp điều trị tiên tiến, được thực hiện dưới tay nghề đỉnh cao của những chuyên gia xuất sắc .

Vấn đề acid uric có trong thực phẩm nào mà bệnh nhân gout nên tránh, chúng ta đã được tham khảo từ nội dung vừa chia sẻ. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ những thắc mắc cần giải đáp ngay tại bài viết này. Chỉ cần nhấp vào khung chat dưới đây, bộ phận tư vấn miễn phí sẵn sàng hỗ trợ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM