Sau khi sinh nở, do tác động của quá trình mang thai, sinh nở cùng việc bận rộn chăm sóc con cái… khiến chị em thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau vai gáy; thậm chí có trường hợp đau dai dẳng, kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây các chuyên gia đề cập đến 5+ Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy sau sinh và cách khắc phục hiệu quả.
5+ NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU CỔ VAI GÁY SAU SINH THƯỜNG GẶP
Thực tế thì tình trạng đau lưng, nhức mỏi toàn thân hay đau vai gáy rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Đối với đau vai gáy, những cơn đau có thể xuất hiện với cường độ khác nhau; đôi khi chỉ là đau âm ỉ, nhức mỏi; hoặc đau lan từ vai gáy xuống lưng, hoặc hai tay… khiến sinh hoạt, vận động bị hạn chế,
Theo đó, các nguyên nhân của hiện tượng đau cổ vai gáy sau sinh thường gặp là do:
Mắc các bệnh về xương khớp từ trước
Phụ nữ trước khi mang thai hay sinh con, cũng thường xuyên bị đau nhức, mỏi vùng cổ vai gáy và sau sinh con tiếp tục tình trạng này, có khả năng cao là chị em đã mắc các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp từ trước đó, nhưng không đi khám và chữa trị sớm, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Thường gặp là các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống cổ, viêm bap khớp vai, viêm chu vai…
Sức khỏe chưa thực sự phục hồi sau sinh
Trong quá trình mang thai, do chế độ ăn uống bổ sung cho cả mẹ lẫn bé khiến chị em bị tăng cân đột ngột; điều này tạo ra áp lực rất lớn cho hệ thống các dây thần kinh, trong đó có dây các các dây thần kinh ở vùng cổ - vai gáy. Và sau sinh, tình trạng này có thể kéo dài, sau một khoảng thời gian chăm sóc sức khỏe mới dần thuyên giảm và phục hồi.
Phụ nữ sau sinh bị thiếu canxi
Ở thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ cung cấp lượng lớn canxi và các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu chị em ăn uống không đủ chất thì thai nhi sẽ lấy canxi từ chính xương của người mẹ để bù đắp. Sau khi sinh, việc cho con bú thì lần nữa canxi cũng theo sữa mẹ tiết ra để nuôi dưỡng em bé. Sự “thất thoát” này nếu không được bù đắp đủ sẽ dẫn đến loãng xương, đau lưng, đau nhức vai gáy.
Thiếu vitamin
Quá trình mang thai và cho con bú, cơ thể người mẹ cung cấp dinh dưỡng cho bào thai, sữa cho con bú. Bên cạnh đó, sau khi sinh thì nồng độ estrogen suy giảm đột ngột, lượng lớn các vitamin D, B và khoáng chất bị tiêu hao… Điều này làm cho hoạt động của các dây thần kinh ngoại vi yếu dần và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ-vai gáy ở nhiều chị em.
Tư thế sinh hoạt không đúng
Sau quá trình sinh nở thì việc nuôi con là cả một quá trình khiến các mẹ bận rộn hơn, không có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân, cơ thể mệt mỏi và hay bị đau nhức. Rất nhiều bà mẹ do bế con để cho con bú không đúng cách; ôm con ngủ sai tư thế; đứng/nằm hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài… cũng dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy, đau lưng.
Làm việc quá sức hoặc ít vận động
Việc chăm sóc con cái, giặt giũ quần áo và các công việc nhà khiến chị em “vật lộn” cả ngày, nên việc đau nhức ê ẩm toàn thân cũng thường xuyên xảy ra, trong đó có cả khu vực vùng cổ-vai gáy. Tuy nhiên, với những mẹ nằm quá nhiều, ít vận động thì cũng khiến khí huyết bị tích tụ, kém lưu thông và cũng hay xuất hiện các cơn đau mỏi.
Cơ thể bị nhiễm lạnh
Phụ nữ sau khi trải qua sinh nở, hệ miễn dịch chị em suy yếu, sức khỏe cũng suy giảm nên rất dễ bị nhiễm lạnh và tổn thương khí huyết. Nếu không giữ ấm cơ thể, xông hơ đúng cách… mà để gió lạnh lùa vào thì dễ dẫn đến đau vai gáy, đau nhức xương khớp toàn thân
Đau cổ vai gáy, cột sống sau sinh mổ
Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng đau nhức vùng cổ vai gáy hay đau cột sống sau sinh mổ, trời lạnh hay độ ẩm cao thì cơn đau càng thêm dữ dội. Thực tế, tình trạng đau nhức này thường liên quan đến các vấn đề gây tê ngoài màng cứng, việc dùng thuốc có thể gây ra một số các tác dụng phụ không mong muốn và hình thành nên những cơn đau kéo dài sau khi sinh.
CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ CHỨNG ĐAU CỔ VAI GÁY SAU SINH
Với mẹ sau sinh, việc chăm sóc sức khỏe bản thân là rất quan trọng. Bất cứ một sự can thiệp nào cũng cần hết sức cẩn trọng, bởi giai đoạn này mẹ còn phải chăm sóc em bé và cho con bú. Do đó, để khắc phục hiệu quả tình trạng đau vai gáy sau sinh nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung, chị em có thể tham khảo một số biện pháp sau đây.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp
Nếu tình trạng đau vai gáy sau sinh nếu tính chất cơn đau dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ. Hoặc đau kéo dài làm cản trở hoạt động hằng ngày… thì chị em cần đi gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân, đánh giá tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng, vừa tiết kiệm thời gian chi phí vừa không ảnh hưởng đến việc cho con bú bằng sữa mẹ.
++ Với các nguyên nhân đau nhức thông thường, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị; kết hợp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để khí huyết lưu thông tốt. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định dùng thuốc nghiêm ngặt từ bác sĩ.
++ Với các trường hợp đau nhức vai gáy sau sinh được chẩn đoán do mắc các bệnh lý xương khớp, ảnh hưởng dây thần kinh. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị kết hợp dao châm He-ne, dao dịch thể, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… nhằm giải phóng dây thần kinh chèn ép, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng khớp xương, thư giãn gân cốt, đẩy nhanh phục hồi.
Tích cực trong thay đổi lối sống
Bên cạnh việc điều trị từ bác sĩ, các mẹ bị đau vai gáy sau sinh cũng cần biết cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn, như:
● Cần giữ ấm cho cơ thể, tắm nước nóng, hoặc chườm nóng… để giúp máu huyết lưu thông tốt, cơ thể thư giãn và làm giảm đi những cơn đau.
● Chị em nên dành thời gian để tắm nắng (sáng sớm) mỗi ngày khoảng 30 phút, để tăng cường vitamin D và canxi tự nhiên. Không nên tắm nắng sau 9h vì tia cực tím rất mạnh.
● Chú ý đến các hoạt động nằm/ ngồi, bế cho con bú, ngủ đúng tư thế… để giảm thiểu tình trạng đau nhức.
● Bố trí công việc mỗi ngày hợp lý, cân bằng giữa việc chăm sóc con cái, làm việc nhà và nghỉ trơi; tránh lo âu hay làm việc quá sức.
● Xây dựng chế độ ăn uống với các chất dinh dưỡng phù hợp, chú trọng đến các vitamin B, canxi nhằm giúp cải thiện sức khỏe, cung cấp đủ dưỡng chất sữa cho bé. Tránh ăn các đồ cay, nóng, hay dùng cà phê, bia, rượu…
● Có thể tham gia lớp học yoga, thiền hoặc đơn giản là đi bộ mỗi ngày… để giúp máu huyết được lưu thông, gân cốt được thư giãn. Tuy nhiên, hãy tập vừa sức thôi nhé!
**Lưu ý: Thực ra, đau vai gáy sau sinh không phải là bệnh quá khó để chữa trị. Nhưng điều quan trọng là cần phải đi khám sớm – điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Đừng chần chừ chủ quan trước khi quá muộn, biến chứng xảy ra thì có nguy cơ cao sẽ phải nhập viện.
Liên Hệ Ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa Chỉ Khám Chữa Xương Khớp An Toàn, Uy Tín TPHCM
• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM
• Hotline: 028 3923 9999
• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)
Trên đây là các thông tin liên quan đến tình trạng đau cỏ vai gáy sau sinh và cách khắc phục hiệu quả. Nếu chị em cần được hỗ trợ bệnh lý, điều trị hiệu quả và an toàn, có thể liên hệ ngay chuyên gia Xương khớp – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu bằng cách Nhấn vào Khung Chat bên dưới (tư vấn hoàn toàn miễn phí 24/24)
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM