Thu gọn danh mục

Thoái hóa khớp tưởng chừng là bệnh “tuổi già” nhưng thực ra, nó đang ngày càng tăng nhanh ở những người trẻ tuổi. Đây được xem là căn bệnh của thời hiện đại, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mỗi năm, làm gia tằng nguy cơ tàn tật, teo cơ, bại liệt. Dưới đây là 5+ nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp xương ở người trẻ tuổi mà các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo.

 THỰC TRẠNG THOÁI KHÓA XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp, lớp bảo vệ đệm và các đầu xương bị hư hại; kèm theo phản ứng viêm làm giảm lượng dịch ở khớp, do quá trình tái tại sụn không theo kịp việc lớp sụn bị bào mòn và mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương sẽ bị mỏng dần, hư tổn và gây đau nhức, hạn chế khả năng vận động.

⇒ Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, đúng đắn và hiệu quả có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế cho người bệnh.

✜ Theo thống kê cho thấy, có đến 90% người từ 40 tuổi đã có vấn đề về xương khớp: cột sống, khớp gối đều bắt đầu bị bào mòn.

✜ Gần đây, số liệu mới cho thấy, có hơn 38% những người trẻ gặp phải các vấn đề xương khớp. Nhiều người chỉ mới 22-27 tuổi đến khám và chia sẻ họ thường xuyên bị đau nhức các khớp, tê bì tay chân, đau mỏi lưng… đây là biểu hiện đặc trưng cho tình trạng thoái hóa khớp.

✜ Một số dạng thoái hóa xương khớp xảy ra ở người trẻ tuổi bao gồm: Thoái hóa cột sống cổ - lưng, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp cổ chân, thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp cùng chậu, thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay…

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp xương ở người trẻ tuổi

Thực tế thì đối với bệnh thoái hóa khớp xương không khó để nhận biết. Tùy vào từng vị trí thoái hóa mà sẽ có những triệu chứng đặc thù riêng. Tuy nhiên hầu hết các biểu hiện của bệnh là như nhau, đó là:

+ Cảm thấy đau nhức, mỏi ở các khớp xương bị thoái hóa. Các đầu xương bị bào mòn cọ xát vào nhau phát ra tiếng kêu “lắc rắc” “lạo xạo”

+ Cảm giác đau, cứng khớp rõ rệt vào sáng sớm, mới tỉnh dậy. Cơn đau thường âm ỉ, tăng theo đợt.

+ Khớp giảm tiết dịch nên cứng, khó vận động hơn, đặc biệt là vào buổi sáng. Phải co duỗi một lúc mới có thể vận động linh hoạt.

+ Bị viêm khớp; có thể nhìn thấy bên ngoài bằng mắt thường với biểu hiện như sưng to, tấy đỏ, sờ vào đau…

+ Cơn đau nhức ở khớp xương có thể lan ra các vùng khác, có cảm giác tê bì hoặc đau ở dây thần kinh bị chèn ép…

5+ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

Xã hội hiện đại, cuộc sống càng trở nên “vội vã”, áp lực công việc gia đình cùng lối sống tiêu cực, thiếu khoa học… khiến các bệnh xương khớp gia tăng nhanh chóng. Đối với thoái hóa khớp xương ở người trẻ tuổi thường diễn ra từ từ, từng chút một và khi tích tụ dần đến “đỉnh điểm” sẽ có biểu hiện cụ thể

Theo đó, nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp xương ở người trẻ tuổi bao gồm:

Do sự thoái hóa tự nhiên của cơ thể diễn ra sớm

Thông thường, quá trình thoái hóa của cơ thể diễn ra bắt đầu sau 30 tuổi, giai đoạn này xương khớp sẽ dần đi xuống, quá trình hủy hoại nhanh hơn quá trình tái tạo. Đây là quá trình “già hóa” của cơ thể mà ai cũng có thể trải qua.

Tuy nhiên, ở một số người lối sống khoa học, tích cực, chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì sự thoái sẽ diễn ra chậm hơn. Trong kho đó, những bạn trẻ nhưng sống buông thả, không chú ý đến chăm sóc sức khỏe, hệ xương khớp bản thân… thì sự “già hóa” này diễn ra sớm hơn, làm tích tụ khiến về mặt sụn bị phá hủy, làm khớp bị tổn thương nhanh hơn.

Chấn thương do sinh hoạt, lao động

Bệnh thoái hóa khớp xương ở người trẻ tuổi đa phần do giữ một tư thế hoặc thực hiện một hành động lặp đi lặp lại; hoặc ỷ vào “sức trẻ” nên lao động khuân vác nặng… gây chấn thương liên tục, khớp xương và dây chẳng mất đi sự ổn định, bề mặt khớp chịu áp lực. Các chấn thương này cộng dồn lên mỗi ngày một ít, đến quá sức chịu đựng thì sự thoái hóa của khớp diễn ra là điều tất yếu.

Thêm vào đó, những người trẻ tuổi thường lựa chọn đi lại bằng giày cao gót, thói quen ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân… trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ đau khớp, tạo áp lực lớn lên sụn, từ đó khiến bề mặt sụn dễ bị dập, mòn, dẫn đến thoái hóa sớm

Công việc ít vận động

Nhóm người trẻ bị thoái hóa khớp xương do tính chất công việc thường rơi vào nhiều hơn ở nhóm người làm việc văn phòng, lái xe đường dài, tư thế ngồi làm việc lâu một chỗ, không có thời gian luyện tập thể dục thể thao. Hơn nữa, việc ngồi lâu, hít thở không đảm bảo lượng oxy chuyển hóa cần thiết cho cơ thể, quá trình tưới máu không đều khiến cho dinh dưỡng đến các khớp bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, những người ngồi lâu, ít vận động cũng khiến các chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn. Đặc biệt là những người mải mê công việc, tập trung làm việc cao độ, ngồi bất động, mỏi quá nên ngồi khom lưng… tác động đến các khớp, gây hàng loạt các cơn đau diễn ra ở cổ - vai gáy, đau cột sống, đau khớp tay chân…

Tập luyện thể dục thể thao không đúng cách

Theo phân tích cũng cho thấy, tình trạng thoái hóa khớp thứ phát dễ gặp ở người trẻ nguyên nhân cũng xuất phát từ việc tập luyện thể dục – thể thao quá mức, sự tập luyện không đúng cách, sai động tác dẫn đến một số khớp xương chịu tác động lực quá lớn.

Mặc khác, nhiều bạn trẻ làm việc từ thứ hai đến thứ bảy, không có thời gian vận động hay tập thể dục. Đến ngày chủ nhật, tranh thủ thời gian tập liên tục 3-4 tiếng, thậm chí 7-8 tiếng để bù đắp. Điều này tuyệt đối không nên vì rất dễ đến các vấn đề căng cơ, chấn thương, thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Do thừa cân/béo phì

Chế độ ăn uống không khoa học, đồ ăn nhanh, dầu mỡ, nước ngọt có gas thường là món “ưa chuộng” của người trẻ. Tuy nhiên chúng lại khiến cơ thể bạn dễ tăng cân, gây béo… khiến khả năng chống đỡ của cơ thể bị ảnh hưởng; đặc biệt là khớp gối. Bởi khớp gối này luôn chịu căng để giữ cơ thể đứng, di chuyển, xoay. Và sự tăng cân sẽ gây áp lực rất lớn lên khớp gối, làm thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp.

CHIA SẺ CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN TRẺ TUỔI BỊ THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG

"Tôi mới 25 tuổi thôi, làm công việc nhân viên văn phòng khá nhẹ nhàng, nên tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình bị thoái hóa cột sống. Tôi cứ nghĩ rằng, chỉ có người già mới bị thoái hóa, nên khi đau nhức lưng hoài mà vẫn ỷ lại không đi khám. Đến chừng đau liên tục, không chịu nước, dán cao dán không đỡ tôi mới đi khám. May mắn sao, theo suốt liệu trình điều trị, thay đổi thói quen ăn uống, vận động, tập thể dục… tôi mới có thể khỏi hẳn” (Nguyễn Trà My – Bình Dương)

“Thói quen công việc IT khiến tôi phải ngồi cả ngày, có khi tới đêm khuya, ngủ ngày, ăn uống không khoa học. Cứ mỗi lần đứng dậy mà đau khớp gối, tôi cứ nghĩ bị nhức mỏi thông thường. Gần đây cơn đau càng trở nên tồi tệ, nên tôi đi khám và được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối. Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng mình còn trẻ mà mắc căn bệnh này, cuối cùng phải tiếp nhận chữa trị và tích cực thay đổi lối sống để bệnh nhanh khỏi. (Đỗ Thanh Tình – Quận 2, TPHCM)

➯ Một điều đáng báo động là hầu hết những người trẻ tuổi khi gặp những cơn đau tương tự, nhận thấy bản thân có biểu hiện của thoái hóa khớp xương… thường chủ quan, không thăm khám mà chọn giảm đau bằng thuốc tự kê đơn; xoa bóp rồi dán thuốc. Khi cơ thể chịu ảnh hưởng nặng nề mới đi thăm khám. Đây là lý do khiến việc điều trị khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí.

NGƯỜI TRẺ TUỔI BỊ THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

✜ Mặc dù sự tái tạo xương khớp ở người trẻ tuổi diễn ra tốt hơn so với người già, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn chủ quan. Bởi khi bệnh trở nên nặng nề, việc điều trị lúc nào cũng trở nên tốn kém về thời gian và chi phí hơn.

✜ Đối với người trẻ, khi có những dấu hiệu của đau nhức, mỏi xương khớp, tê bì tay chân… đều nên đi khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa Cơ xương khớp uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

  ++ Đối với bệnh nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng liệu trình dùng thuốc khoa học, kết hợp các bài tập luyện thể dục để cải thiện.

  ++ Với bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phác đồ chuyên sâu như: Dao châm He-ne, Dao dịch thể, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…

✜ Tuyệt đối không được tự ý chữa trị bằng các loại thuốc tây giảm đau, cao dán, xoa bóp hay áp dụng các bài thuốc, “mẹo” dân gian… Các cách này đều là sai lầm, khiến tình trạng bệnh tiến triển phức tạp, gây khó khăn cho việc tiếp nhận các liệu trình chữa trị chuyên sâu về sau.

✜ Bên cạnh đi khám và điều trị xương khớp sớm, tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ, người trẻ cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sống khoa học, luyện tập thể dục thể thao điều độ, chú ý các tư thế đứng, ngồi, khi lao động… để bảo vệ hệ cơ xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai.

XEM THÊM: Người trẻ có những vấn đề về cơ xương khớp, có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được chẩn đoán, điều trị bằng những máy móc hiện đại; phương pháp chữa trị tiên tiến, tối ưu, phù hợp với tình trạng bệnh lý từng người, ngăn ngừa tái phát.

Với sự tâm huyết hỗ trợ chăm sóc toàn diện sức khỏe người bệnh, Phòng khám luôn thu hút những bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn; cùng quy trình thăm khám khoa học – nhanh gọn – tiết kiệm thời gian… đảm bảo đem đến cho bệnh nhân kết quả tốt, chi phí hợp lý bình dân và hài lòng về dịch vụ.

Liên Hệ Ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Xương Khớp Uy Tín Tại TPHCM

• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Hy vọng bài viết về 5+ nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp xương ở người trẻ tuổi sẽ là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ chú ý tới sức khỏe của chính bản thân mình, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn cụ thể hoặc có nhu cầu thăm khám, hãy Nhấn vào Khung Chat để được bác sĩ hỗ trợ tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM