Thu gọn danh mục

Một phác đồ điều trị khoa học, hiệu quả, đúng bệnh cùng một chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách nhanh giúp bạn thoát khỏi triệu chứng tê bì chân tay vô cùng khó chịu. Vậy thì tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi? nếu bạn cũng đang có chung mối quan tâm này, hãy cùng tìm hiểu ngay những kiến thức bổ ích dưới đây.

TÊ BÌ CHÂN TAY CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU BỆNH XƯƠNG KHỚP?

Trước khi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người bị tê bì chân tay thì chúng ta cũng sơ lược về biểu hiện của tình trạng này.

Tê bì chân tay là gì?

Tê bì chân tay là triệu chứng cảm giác tê, châm chích, khởi phát nhẹ nhàng ở các đầu ngón tay, ngón chân, cánh tay, bả vai, mông, thắt lưng, đùi... Triệu chứng này có thể gặp khi chúng ta ngồi lâu ở một tư thế, gối tay khi ngủ và nếu thư giãn, vận động triệu chứng sẽ khỏi thì không cần quá lo lắng.

Nhưng nếu các triệu chứng tê bì chân tay, ngứa ran có xu hướng nặng lên và kéo dài, đồng thời có tính lan tỏa dọc cánh tay, bàn chân gây ảnh hưởng đến việc cử động, cầm nắm/đi lại của người bệnh thì cần hết sức chú ý, bởi đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng mà đôi khi bạn vô tình không chú ý hay chủ quan bỏ qua.

Tê bì chân tay có phải là triệu chứng bệnh xương khớp?

Triệu chứng tê bì chân tay khó chịu, tê rần, ngứa, châm chích, nhiều khi mất đi cảm giác; đôi khi lại bị đau đớn… tùy vào tình trạng cụ thể của từng người. Một số trường hợp nặng có thể kèm theo đau vai gáy, đau cánh tay, đau dọc dây thần kinh ở chân; thậm chí khó khăn trong việc vận động, không linh hoạt chân/tay, khó cầm nắm đồ vật….

tê bì tay chân nên ăn gì

Đây đều là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc bệnh lý cơ xương khớp nào đấy, mà để xác định cần có sự thăm khám – kiểm tra từ bác sĩ. Một số các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

♦ Người ngồi/đứng nhiều ít vận động; chế độ ăn uống bừa bãi cộng thêm áp lực công việc và cuộc sống kéo dài...

♦ Ngồi làm việc sai tư thế hoặc khi ngủ bị chèn ép, ngồi xổm, đứng lâu… sẽ bị tê bì tay chân thường xuyên.

♦ Chế độ dinh dưỡng thiếu chất: Tê bì chân tay, run rẩy các chi là những biểu hiện cơ bản khi cơ thể thiếu máu, thiếu chất: vitamin B12, B1; Canxi, Kali, Magie, Acid folic…

♦ Bị chèn ép dây thần kinh khiến máu kém lưu thông dẫn đến tê bì chân tay. Đa phần xuất phát từ những bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa, phong thấp, viêm đa rễ thần kinh, hẹp ống sống…

♦ Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể: tiểu đường, mỡ máu, xơ vỡ động mạch… làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi.

♦ Nguyên nhân khác: Tê bì chân tay có thể do thời tiết thay đổi, thời điểm chuyển mùa, trời lạnh; tác dụng phụ của một số loại thuốc… gây rối loạn cảm giác.

TÊ BÌ CHÂN TAY NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ ĐỂ BỆNH NHANH KHỎI?

Đa phần các nguyên nhân gây tê bì chân tay liên quan đến các bệnh lý xương khớp; chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Do đó, bên cạnh việc điều trị đúng cách theo hướng dẫn bác sĩ thì cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học. Đây là cách tốt để giúp chứng bệnh tê bì tay chân được đảm bảo hiệu quả, rút ngắn được thời gian phục hồi. Vậy tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì?

Bị tê bì chân tay nên ăn gì?

Trong bữa ăn hằng ngày, người bị bệnh xương khớp hoặc tê bì chân tay nên bổ sung các thực phẩm sau:

► Thực phẩm giàu Kali: Kali là hoạt chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, hoạt động của cơ bắp và tác động đến não bộ. Do đó, trung bình mỗi ngày bạn nên bổ sung đủ 4.700mg kali cho cơ thể để các cơ quan này hoạt động ổn định. Nhóm thực phẩm giàu Kali bao gồm: Đậu nành, khoai lang, cà chua, dưa hấu, chuối, đậu đen, bí ngô…

► Thực phẩm giàu canxi: Canxi là chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, là xương khớp. Việc bổ sung đủ lượng Canxi mỗi ngày sẽ giúp xương khớp khỏe hơn, làm chậm quá trình thoái hóa. Những thực phẩm giàu Canxi có thể tham khảo như: Sữa, trứng, cua biển, súp lơ xanh, hạnh nhân, cá hồi, cá trạch…

► Nhóm thực phẩm giàu vitamin D, K: Đây cũng là nhóm thực phẩm quan trọng cần bổ sung nhằm ổn định cấu trúc xương, hoạt động bền vững của khớp, ngăn ngừa đau nhức xương khớp. Bên cạnh tắm nắng, bạn có thể bổ sung những thực phẩm như: cá, bắp cải, nấm, cải xoăn, húng quế, dưa chuột, hành lá…

thực phẩm dành cho người tê bì tay chân

► Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Vitamin B là nhóm thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đến chân tay và các chi. Đồng thời giúp chức năng thần kinh ổn định, tránh tình trạng tê bì, đau mỏi tay chân. Những thực phẩm giàu vitamin nhóm B gồm có: bơ, chuối, trứng, hoa quả khô, bột yến mạch, đậu, các loại hạt…

► Thực phẩm giàu Magie: Được biết magie là khoáng chất tham gia vào hoạt động chuyển hóa canxi, tham gia vào hình thành cấu trúc xương khỏe mạnh. Do đó, bạn nên bổ sung khoảng 350mg magie mỗi ngày qua đường uống hoặc chế độ ăn uống như: Các loại rau

►Thực phẩm giàu Acid Folic: Đây là hoạt chất có vai trò quan trọng trong sản xuất tế bào mới cho cơ thể, ngăn chặn thiếu máu ảnh hưởng đến các cơ quan; đồng thời đây cũng là chất dẫn truyền thần kinh chi phối hoạt động và cảm giác tại các chi. Do đó, bổ sung Acid Folic cho người bị đau nhức xương khớp cho người bị tê, nhức mỏi tay chân là rất cần thiết. Nhóm thực phẩm này bao gồm: Bông cải, đậu cô-ve, cá hồi, gan bò, ngũ cốc, bơ…

►Thực phẩm có chất chống oxy hóa: Những hoạt chất chống oxy hóa sẽ làm chậm quá trình lão hóa các cơ quan, trong đó có xương khớp; giảm tình trạng loãng xương và thiếu hụt Canxi. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: Trà xanh, măng tây, ớt chuông, việt quất…

► Nghệ: Trong chế độ dinh dưỡng dành cho người bị tê bì chân tay thì không thể bỏ qua nghệ. Bởi không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà hoạt chất curcumin trong nghệ sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, chống viêm…

Bị tê bì chân tay không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bị tê bì chân tay cần phải tránh một số loại thực phẩm không tốt cho cơ thể hoặc gây tác động xấu đến việc điều trị. Nhóm thực phẩm cần tránh sẽ bao gồm:

► Thức ăn mặn: Người bị nhức xương khớp, tê bì chân tay nên ăn uống thanh đạm, tránh việc ăn quá mặn, sử dụng muối hay gia vị nêm nếm thức ăn. Bởi đồ ăn mặn sẽ tác động và làm giảm hấp thụ canxi trong cơ thể, đồng thời gây trữ nước, phù nề, loãng xương…

► Thức ăn nhanh: Cuộc sống “vội vã” nên nhiều người lựa những thức ăn nhanh như: cà phê, bánh ngọt, rượu bia, mứt, ô mai, thực phẩm lên men, đồ ăn đóng hộp… để tiết kiệm thời gian. Nhưng chắc chắn một điều, những thực phẩm này không hề tốt cho cơ thể. Đối với người bị tê chân tay, nhức mỏi xương khớp thì các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

► Thực phẩm có tính axit cao: Nhóm thực phẩm chứa lượng axit cao sẽ gây ức chế hoạt động và tổng hợp canxi, magie… từ đó dẫn đến tình trạng tê tay chân, mệt mỏi, thiếu máu, cơ thể bị đau mỏi. Do đó, với người bị tê bì chân tay thì cần bỏ thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hằng ngày.

người bị tê bì tay chân không nên ăn gì

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA XƯƠNG KHỚP

☑ Để biết tình trạng tê bì chân tay thiếu chất gì? hoặc do bệnh lý nào gây ra? thì người bệnh nên chủ động đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Xương Khớp để kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân. Từ đó sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả và được tư vấn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh khỏi bệnh, phòng ngừa tái phát.

☑ Bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý như nhức mỏi, tê bì chân tay... kéo dài không nên chủ quan, tự ý mua thuốc giảm đau, cao dán hay xoa bóp không đúng cách. Những việc làm tưởng chừng vô hại này lại đem đến nhiều hậu quả nguy hiểm do chậm trễ chữa trị, bệnh nặng nề và khó chữa hơn.

☑ Bệnh nhân bên cạnh điều trị đúng phác đồ từ bác sĩ thì cũng nên tập thể dục, vận động tay chân để phục hồi cảm giác; không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, mang vác nặng nề; giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh…

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu – địa chỉ chuyên khoa xương khớp uy tín TPHCM với những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng liệu trình điều trị Đông Y hiệu quả như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dao châm He-ne, dao dịch thể, chiếu sóng trị liệu hồng quang 3D, sóng ngắn… giúp bệnh nhân đẩy lùi triệu chứng tê bì chân tay hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ, chi phí hợp lý.

Thông tin liên hệ:

• Địa chỉ: 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q.5, TPHCM.

• Số điện thoại: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h-20h hằng ngày – không nghỉ trưa

• Website phòng khám: https://dakhoahoancautphcm.vn/

Trên đây là những chia sẻ, tư vấn liên quan đến tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi, chúc bạn có một kế hoạch điều trị hiệu quả và chế độ ăn uống khoa học . Để được tư vấn – đặt hẹn khám chữa trị bệnh cơ xương khớp, vui lòng Nhấn vào Khung Chat để được hỗ trợ tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM