Thu gọn danh mục

Giang mai được biết đến là căn bệnh có sức tàn phá sức khỏe “khủng khiếp”, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, đối với những phụ nữ mang thai không may bị mang thai thì bên cạnh hoang mang tâm lý, mệt mỏi do bệnh tật còn lo lắng cho thai nhi “Liệu rằng mắc bệnh giang mai có sinh thường được không?

MẮC BỆNH GIANG MAI CÓ SINH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?

Theo các chuyên gia Y tế cho biết, phần lớn các triệu chứng giang mai ở những phụ nữ mang thai không rõ rệt nên khó nhận biết, khó phát hiện để chữa trị kịp thời. Nhiều trường hợp phát hiện ở những tháng cuối của thai kỳ, do đó việc sinh con cũng là vấn đề rất đáng ngại. Vậy nếu mắc bệnh giang mai có sinh thường được không? trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu trước về những con đường lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Con đường lây nhiễm chủ yếu của căn bệnh này là do quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ không dùng bao cao su, có bạn tình mới, tình một đêm, quan hệ đồng tính…) Ngoài ra, việc tiếp xúc các vết thương hở, máu/ dịch chứa xoắn khuẩn giang mai cũng có thể nhiễm bệnh.

Giang mai lây nhiễm từ mẹ sang con như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi ở bất cứ giai đoạn thai kỳ nào, thông qua nhau thai, dịch ối làm nhiễm trùng bào thai; ở tháng thứ 4-5 của thai kỳ thì nhau thai cho phép máu của người mẹ và thai nhi dễ dàng trao đổi với nhau, tạo điều kiện cho xoắn khuẩn xâm nhập vào thai nhi thông qua mạch máu rốn và lây bệnh. Hơn nữa, bệnh giang mai cũng lây nhiễm bệnh từ mẹ khi sinh thường qua ngã âm đạo. Trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh.

Tỉ lệ lây nhiễm giang mai từ mẹ sang thai nhi

Nhìn chung, nguy cơ nhiễm trùng giang mai từ nhau thai sang thai nhi khoảng 60-80%, và tỉ lệ này sẽ có khả năng tăng lên trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thông thường, giang mai ở giai đoạn sơ nhiễm không điều trị hoặc bị tái phát lần 2 thì khả năng lây nhiễm cho thai nhi rất cao. Nhưng từ lần tái nhiễm thứ ba trở đi, thì khả năng lây nhiễm giảm xuống còn khoảng 20%, nhưng lúc này tỉ lệ sảy thai, sinh non, thai lưu là rất cao.

Vậy mắc bệnh giang mai có sinh thường được không?

Thông thường đối với các sản phụ bị giang mai (hay các bệnh tình dục khác như là sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…) thì các bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định sinh mổ hơn. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho tính mạng thai phụ, giảm khả năng truyền bệnh trực tiếp khi sinh thường. Bởi nếu sinh thường, hầu hết các bộ phận như là mắt, mũi, miệng trẻ… sẽ trực tiếp tiếp xúc với vết loét giang mai, điều này sẽ rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu chị em phát hiện giang mai sớm, điều trị tích cực và kiểm soát được bệnh. Trong một số trường hợp bác sĩ vẫn có thể chỉ định sinh thường, áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tổn thương cho tử cung và thai nhi.

NHỮNG BIẾN CHỨNG GIANG MAI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE MẸ VÀ BÉ

Như đã phân tích có thể thấy được, giang mai có thể truyền bệnh từ mẹ sang con ngay từ trong bụng mẹ cho đến việc sinh nở qua đường âm đạo. Căn bệnh này có sức tàn phá sức khỏe vô cùng nghiêm trọng cho cả người mẹ và thai nhi.

Đối với sức khỏe thai nhi

Thực tế thì phụ nữ bị bệnh giang mai vẫn có thể mang thai và sinh con được. Tuy nhiên, điều này rất là nguy hiểm cho cả sức khỏe người mẹ và thai nhi.

- Bị sảy thai sớm: Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua mạch máu rốn, tổn thương các cơ quan nội tạng thai nhi và cuối cùng là gây sảy thai sớm.

 - Thai chết lưu: Trẻ nhiễm giang mai ngay từ trong bụng mẹ, khi mà xoắn khuẩn đi vào nhau thai sẽ gây tắc động mạch, thai nhiu sẽ không nhận được các chất dinh dưỡng, rất khó giữ thai, thai chết lưu (thường diễn ra trước tuần thứ 20)

- Thai kém phát triển: Xoắn khuẩn giang mai khi đi vào nhau thai gây nên các vấn đề bất thường ở bánh nhau, dây rốn; ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi; dẫn đến hiện tượng sinh non trước 37 tuần hoặc trẻ sinh ra gầy, kém phát triển, nhẹ cân, nhiễm trùng...

- Mắc giang mai bẩm sinh: Như đã nói, giang mai có thể lây nhiễm từ người mẹ sang bào thai ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ cho đến sinh nở. Trẻ ngay từ khi chào đời có thể đã mắc giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến trí tuệ, thể chất và sức khỏe sau này.

Đối với sức khỏe người mẹ

Giang mai là căn bệnh có sức nguy hiểm (chỉ xếp sau bệnh AIDS) và các biến chứng của nó để lại là vô cùng khủng khiếp. Có thể điểm qua một số biến chứng như:

- Ảnh hưởng đến thị giác: Thai phụ bị giang mai, việc điều trị và kiểm soát bệnh sẽ khó khăn hơn, xoắn khuẩn có thể xâm nhập gây tổn thương cơ quan thị giác như: viêm niêm mạc, mù lòa…

- Ảnh hưởng đến hệ xương khớp: Xoắn khuẩn giang mai có sức tấn công và tàn phá cấu trúc xương khớp, khiến chị em vân động khó khăn, dễ dẫn đến gãy xương…

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Giai đoạn thai kỳ vô cùng mệt mỏi và yếu tố tâm lý cũng có phần không ổn định, dễ bị trầm cảm, hệ miễn dịch suy giảm… điều này khiến xoắn khuẩn giang mai tấn công nhanh vào hệ thần kinh gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, u mạch máu, viêm màng não…

CÁCH PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ MẮC BỆNH GIANG MAI BẨM SINH CHO BÉ

Giang mai là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là với mẹ bầu có thể truyền bệnh cho thai nhi gây giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe, tương lai của trẻ. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh cho trẻ, chị em và bạn tình cũng cần thực hiện các lưu ý sau:

- Thực hiện quan hệ tình dục chung thủy “1 vợ - 1 chồng” hoặc chung thủy với bạn tình (đã được xét nghiệm và khẳng định không mắc bệnh tình dục)

- Sử dụng bao cao su nên tuân thủ đúng cách khi quan hệ, đeo từ đầu kể từ lúc bắt đầu cuộc yêu cho đến khi kết thúc. Nhưng bạn cũng nên lưu ý, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua các vết loét, nên đôi khi bao cao su không thể bảo vệ hết những khu vực không được bảo vệ, và khả năng mắc bệnh vẫn có thể xảy ra.

- Nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa bệnh xã hội để được kiểm tra, thực hiện xét nghiệm sàng lọc giang mai và các bệnh tình dục khác… trước khi lên kế hoạch sinh con.

- Chị em nên thực hiện khám tiền sản trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng và tiến hành khám thai định kỳ, xét nghiệm sàng lọc sớm trong vòng 18 tháng đầu thai kỳ.

- Nếu người mẹ đã mang thai và phát hiện bị giang mai, cần tiến hành điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để giúp bảo vệ bào thai, tránh các hậu quả nguy hiểm không mong muốn.

Các chuyên gia y tế cho biết:

Bệnh giang mai nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực thì sẽ đem đến hiệu quả cao và không để lại di chứng. Do đó, để phòng tránh việc mắc giang mai cũng như lây truyền cho thai nhi, chị em cần thực hiện tốt các xét nghiệm và tuân theo chỉ định điều trị từ bác sĩ.

- Khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như là xuất hiện vết mụn sùi, vết loét, mụn nước; dịch âm đạo bất thường… cần lập tức đến cơ sở y tế làm xét nghiệm sớm và điều trị dự phòng sớm (nếu mắc bệnh).

- Bên cạnh đó, để phòng tránh lây nhiễm bệnh tình dục, các cặp đôi nên có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh; đồng thời xây dựng lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Và chị em mang thai cũng nên cẩn trọng, hạn chế tiếp xúc với máu hoặc các đồ dùng cá nhân từ người bệnh.

Bài viết mắc bệnh giang mai có sinh thường được không? Bạn đang xem nằm trong chuyên mục bệnh xã hội. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp phòng ngừa và chữa trị kịp thời, đúng cách bạn có thể tham khảo các bài viết ở những chuyên mục khác tại website: https://dakhoahoancautphcm.vn

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM