Giang mai là một bệnh phổ biến lây nhiễm qua đường tình dục, không chỉ gây tổn thương đến cơ quan sinh dục mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, não, mạch máu và hệ thần kinh. Vì vậy, việc phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị giang mai hiệu quả là vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu và cách chữa trị bệnh hiệu quả.
Giang mai là gì?
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nguyên nhân mắc bệnh là do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh này có thể lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn và thông qua tiếp xúc với các vết loét hoặc tổn thương trên da.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh giang mai đang có xu hướng gia tăng ở cả nam và nữ, đặc biệt trong các cộng đồng có quan hệ tình dục đồng giới. Sự gia tăng này có thể do thiếu kiến thức về bệnh, không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và thiếu kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Dấu hiệu bị giang mai
Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị giang mai hiệu quả. Giang mai là một bệnh có các triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu chi tiết của từng giai đoạn giang mai:
Giang mai sơ cấp
Vết loét là triệu chứng đầu tiên và đặc trưng của giang mai sơ cấp. Vết loét này xuất hiện tại nơi vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể, thường là ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Đây là một vết loét tròn, nhỏ, không đau và cứng. Vết loét này có thể tồn tại từ 3 đến 6 tuần và tự lành mà không cần điều trị, nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh đã khỏi.
Giang mai thứ phát
Sau khi vết loét lành, người bệnh có thể xuất hiện phát ban trên da, thường là ở lòng bàn tay và bàn chân. Phát ban này không ngứa, có màu đỏ hoặc nâu đỏ và có thể lan rộng khắp cơ thể. Các tổn thương da khác như vết loét màng nhầy ở miệng, âm đạo hoặc hậu môn cũng có thể xuất hiện.
Các hạch bạch huyết có thể bị sưng lên, đặc biệt là ở vùng cổ, nách và háng. Điều này xảy ra do cơ thể phản ứng lại với nhiễm trùng. Người bệnh có thể cảm thấy sốt nhẹ, mệt mỏi và có triệu chứng giống như cảm cúm. Đau họng không rõ nguyên nhân cũng là một triệu chứng của giang mai thứ phát. Rụng tóc từng mảng nhỏ cũng có thể xảy ra, tạo ra các khu vực trống trên da đầu.
Giang mai tiềm ẩn
Trong giai đoạn này, giang mai không có triệu chứng bên ngoài. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm và bệnh chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu.
Giang mai giai đoạn cuối
Xuất hiện các khối u mềm, phát triển trên da, xương hoặc các cơ quan nội tạng. Chúng có thể gây đau và làm hỏng các mô xung quanh. Giang mai ở giai đoạn này có thể gây viêm động mạch chủ và các động mạch lớn khác, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch như phình động mạch chủ.
Giang mai có thể gây ra nhiều vấn đề thần kinh như đột quỵ, viêm màng não, tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa, sa sút trí tuệ và các rối loạn tâm thần khác. Các khớp có thể bị viêm và đau, gây khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Tư vấn cặn kẽ: Phương pháp điều trị giang mai hiệu quả
Điều trị giang mai chủ yếu dựa vào việc sử dụng kháng sinh và phương pháp điều trị có thể khác nhau tùy theo giai đoạn của bệnh. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu và an toàn. Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu là một địa chỉ chuyên điều trị giang mai được nhiều người tin tưởng lựa chọn ở TP HCM.
Tại Phòng khám, các chuyên gia sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng người như sau:
Điều trị bằng kháng sinh
Penicillin G benzathine: Đây là phương pháp điều trị chuẩn và hiệu quả nhất cho mọi giai đoạn của bệnh giang mai. Đối với giang mai giai đoạn đầu, một liều tiêm bắp duy nhất thường đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Trong trường hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, liệu trình sẽ kéo dài hơn, với tiêm bắp mỗi tuần trong ba tuần liên tiếp.
Penicillin là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để điều trị giang mai ở phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh cho thai nhi.
Doxycycline: Đối với những bệnh nhân dị ứng với penicillin, doxycycline là một lựa chọn thay thế khả thi. Đây là một loại kháng sinh uống, thường được sử dụng trong liệu trình 14 ngày cho giang mai sơ cấp và thứ phát, 28 ngày cho giang mai tiềm ẩn.
Ceftriaxone: Loại kháng sinh này được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, thường được chỉ định cho các trường hợp giang mai thần kinh hoặc khi các phương pháp khác không thể áp dụng. Liệu trình điều trị bằng Ceftriaxone kéo dài từ 10 đến 14 ngày.
Azithromycin: Đôi khi được sử dụng như một phương pháp thay thế, azithromycin là một kháng sinh uống có hiệu quả đối với giang mai sơ cấp và thứ phát. Tuy nhiên, do nguy cơ kháng thuốc, việc sử dụng azithromycin cần được theo dõi chặt chẽ.
Điều trị bằng ALA-PDT
ALA-PDT là một phương pháp điều trị sử dụng chất cảm quang đặc biệt. Khi được chiếu xạ bởi nguồn sáng, chất này kích hoạt phản ứng quang động, giúp dẫn xuất độc tính của các mô tổn thương hoặc tế bào hoại tử.
Quá trình này làm giảm sự sinh sản của các nốt sùi, khiến chúng bị tổn thương, chết và rụng đi. Đồng thời, phương pháp này tiêu diệt mầm bệnh và giúp khôi phục hình dạng, chức năng của mô, mà không ảnh hưởng đến các mô lân cận.
Ưu điểm của ALA-PDT
Hiệu quả cao: Phương pháp này đạt được hiệu quả điều trị tối đa, giúp loại bỏ hoàn toàn các tổn thương và mầm bệnh.
An toàn: ALA-PDT an toàn cho bệnh nhân, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng và thân thiện với cơ thể.
Hạn chế tái phát: Điều trị bằng ALA-PDT giúp giảm thiểu khả năng tái phát của bệnh, duy trì kết quả điều trị lâu dài.
Tổn thương nhỏ, không sẹo: Quá trình điều trị gây tổn thương rất nhỏ, không để lại sẹo, giúp bảo vệ thẩm mỹ của làn da.
Quy trình nhanh và không đau: Phương pháp này thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân.
Việc tuân thủ các hướng dẫn và kiểm tra định kỳ sau điều trị là rất quan trọng để đảm bảo bệnh không tái phát, duy trì sức khỏe lâu dài. Bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm lại sau khoảng 3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị. Trong vòng 2 đến 3 năm sau điều trị, cứ 6 tháng nên đi kiểm tra lại một lần để chắc chắn bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Hy với với những chia sẻ cặn kẽ trong bài viết này đã giúp bạn nhận biết được các phương pháp điều trị giang mai hiệu quả. Nếu có thắc mắc khác, bạn hãy bấm vào ô chat bên dưới để được hỗ trợ nhé!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM