Giang mai là một trong những bệnh xã hội phổ biến chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh không chỉ xảy ra ở bộ phận sinh dục mà đặc biệt thường gặp ở miệng. Bệnh giang mai xảy ra ở miệng có tốc độ lan truyền chóng mặt do thiếu kiến thức về bệnh cũng như biện pháp phòng tránh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về bệnh giang mai ở miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, để người bệnh có thể sớm nhận biết và điều trị, giúp phòng tránh hiệu quả và chữa trị kịp thời khi mắc phải.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng
Bệnh giang mai là một dạng biểu hiện của việc nhiễm xoắn khuẩn với các biểu hiện đa dạng từ bộ phận sinh dục cho đến các bộ phận khác như tay , chân , miệng , họng ... Tuy nhiên do rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở miệng, như nhiệt miệng, viêm họng hay sưng amidan, nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua. Bệnh giang mai ở miệng có thời gian ủ bệnh từ 10 – 35 ngày sau đó mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Các dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng thường dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng hạt, viêm amidan. Nếu không biết cách phân biệt, người bệnh rất dễ chủ quan, để bệnh diễn biến âm thầm.
Bệnh giang mai nói chung hay giang mai ở miệng là do xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Giang mai ở miệng là căn bệnh nguy hiểm có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như:
♦ Quan hệ tình dục không an toàn: Nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ sẽ tạo điều kiện để xoắn khuẩn giang mai có trong tinh dịch, dịch âm đạo lây nhiễm sang người khác. Đặc biệt, với những người yêu thích quan hệ tình dục bằng miệng – oral sex thì rất dễ mắc bệnh giang mai ở miệng.
♦ Hôn: Nếu đang bị viêm nướu, nứt môi, khi vừa nhổ răng hoặc có vết thương hở ở khoảng miệng nếu hôn nhau với người bệnh giang mai sẽ tạo cơ hội để xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập gây bệnh giang mai ở miệng.
♦ Từ mẹ truyền sang con: Người mẹ mang thai bị giang mai có thể lây truyền sang cho thai nhi qua nhau thai gây bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ em tiếp xúc với những vết loét giang mai trên cơ thể, trên miệng người mẹ cũng có thể bị nhiễm bệnh.
♦ Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Dùng chung khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng và đặc biệt là dao cao râu với người bệnh cũng có thể tạo điều kiện để xoắn khuẩn giang mai xâm nhập và gây bệnh giang mai ở miệng.
Hôn nhau với người bệnh giang mai có thể bị giang mai ở miệng
Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng
Thời gian ủ bệnh của bệnh giang mai là khoảng 20 – 35 ngày và giai đoạn này thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh giang mai ở miệng sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
♦ Bên trong miệng, môi, lưỡi, họng, khoang miệng hoặc xung quanh miệng sẽ xuất hiện những vết loét với bán kính khoảng 1-2cm. Những vết loét này thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy chúng có màu hồng nhạt, nền cạn. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu, đau rát với những vết loét này.
♦ Sau một thời gian, các vết loét có thể lan rộng ra và có kích thước lớn dần, số lượng vết loét cũng tăng lên gây viêm nhiễm ở vùng miệng.
♦ Cổ họng hay dưới thành họng, amidan thường sưng và gây đau rát.
♦ Khi bệnh giang mai ở miệng chuyển nặng, việc giao tiếp và ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi nói chuyện hay nuốt nước bọt, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau và khó chịu.
♦ Một số trường hợp khi bệnh chuyển nặng, các vết loét sẽ xuất hiện mủ có màu trắng đục và gây hôi miệng.
Các biện pháp ngăn ngừa bệnh giang mai ở miệng
Có rất nhiều người nhầm tưởng rằng quan hệ tình dục bằng miệng khá là an toàn, không sợ thụ thai và ít có khả năng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ tình dục bằng miệng chỉ có thể phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, chứ tuyệt đối không ngăn ngừa được sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, để phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng nói chung và các bệnh xã hội lây truyền khác nói riêng, bệnh nhân nên:
♦ Hạn chế hôn, đặc biệt khi bạn đang có các tổn thương về răng miệng.
♦ Tiêm chủng, phòng ngừa và thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên.
♦ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không quan hệ tình dục bằng miệng là tốt.
♦ Đối với nam giới, trong trường hợp bạn muốn yêu bằng miệng, phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín bạn nữ và súc miệng bằng nước sát trùng trước và sau khi quan hệ.
♦ Cảnh báo: Việc sử dụng bao cao su không thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh vì xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể xâm nhập qua phần niêm mạc da không được bảo vệ.
Triệu chứng nhận biết bệnh giang mai ở miệng
Những tác hại và cách phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng
Những tác hại của bệnh giang mai ở miệng
Bệnh giang mai ở miệng hay giang mai nói chung đều rất nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm nhanh chóng. Nếu không điều trị sớm có thể để lại những tổn thương như:
♦ Gây khó khăn cho việc giao tiếp và ăn uống, khó nuốt, mất cảm giác ngon miệng khi ăn… có thể gây sụt cân, mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh
♦ Gây ra một số hệ lụy như vàng răng, sâu răng, viêm lợi và đặc biệt là miệng có mùi hôi khó chịu khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp.
♦ Dễ lây nhiễm sang cho người khác khi hôn môi, hôn má…
♦ Nguy hiểm hơn hết là khi bệnh giang mai ở miệng chuyển sang đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối, những tổn thương ở miệng sẽ biến mất. Tuy nhiên sẽ bắt đầu xuất hiện những biến chứng phá hủy các cơ quan trong cơ thể như: mắt, tim, não, hệ xương khớp và hệ thần kinh… de dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng
Có thể nhận thấy, bệnh giang mai ở miệng là bệnh lý nguy hiểm nên việc phòng bệnh là rất cần thiết. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh giang mai, bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
♦ Hạn chế hoặc không quan hệ bằng miệng vì khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Đặc biệt là khi bệnh nhân bị nhiệt miệng hay mắc các bệnh liên quan đến răng miệng.
♦ Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và làm việc khoa học.
♦ Sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ, và chỉ nên quan hệ tình dục với một bạn tình, không quan hệ bằng miệng trong bất kỳ tình huống nào.
♦ Nên khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể, không chỉ giúp nhận biết sớm bệnh giang mai mà còn phát hiện một số bệnh lý khác.
Xem thêm:
♦ Bệnh giang mai có chữa được không
Phương pháp điều trị bệnh giang mai ở miệng
Điều trị bệnh giang mai ở miệng bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu
Khi nghi nhờ mắc bệnh giang mai ở miệng, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay. Đầu tiên, để xác định có nhiễm bệnh giang mai hay không, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp. Bao gồm:
♦ Dùng thuốc: Ở giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị bệnh giang mai. Đó là thuốc kháng sinh chuyên đặc trị bệnh giang mai ở miệng có thể sử dụng ở dạng uống hoặc dạng tiêm tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể kê thêm một số loại thuốc hạ sốt, giảm khó chịu do vết loét gây ra. Việc dùng thuốc đặc trị giang mai hay các loại thuốc khác phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
♦ Phương pháp vật lý trị liệu: Với những trường hợp bệnh nặng với những biểu hiện về tin mạch, thần kinh thì có thể dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu như: chiếu sóng ngắn, tia hồng ngoại… Mục đích là tiêu diệt xoắn khuẩn và điều trị các biến chứng đi kèm.
♦ Phương pháp miễn dịch cân bằng: Cơ chế hoạt động của phương pháp miễn dịch cân bằng là ngăn chặn – phá hủy nguồn cung cấp dinh dưỡng cho xoắn khuẩn giang mai, nhằm khống chế sự nhân lên của xoắn khuẩn.
Tiếp đó là tác động lên những tế bào bị tổn thương, giúp phục hồi những tế bào này; đồng thời nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
Địa chỉ điều trị hiệu quả bệnh giang mai ở miệng
Để việc điều trị bệnh giang mai ở miệng đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa tốt và uy tín. Hiện nay, nếu đang sống trên địa bàn TPHCM khi cần khám và điều trị bệnh giang mai ở miệng có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu (số 80 – 82 đường Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM)
Ưu điểm của phương pháp miễn dịch cân bằng điều trị giang mai
► Đến đây người bệnh sẽ được các bác sĩ có trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh bằng các phương pháp như: dùng thuốc, dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, phương pháp miễn dịch cân bằng.
► Đặc biệt, phương pháp miễn dịch cân bằng có nhiều ưu điểm như: An toàn, mang lại hiệu quả điều trị cao, kiểm soát hoạt động và tiêu diệt xoắn khuẩn, thời gian điều trị nhanh chóng, nguy cơ tái phát bệnh thấp.
► Bên cạnh đó, phòng khám còn có hệ thống bảo mật thông tin/ bệnh án chặt chẽ, chi phí điều trị bệnh giang mai ở miệng hợp lý và được liệt kê rõ ràng, phục vụ chu đáo và thái độ làm việc chuyên nghiệp… mang đến cho bệnh nhân cảm giác an tâm, thoải mái khi khám bệnh tại đây.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh giang mai ở miệng. Nếu người bệnh còn có bất kỳ thắc mắc gì khác hoặc cần [ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH] thì hãy click vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ miễn phí 24/24.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM