Thu gọn danh mục

Viêm tiểu phế quản là một loại bệnh lý thường gặp ở trẻ em, bởi lúc này bộ phận phế quản ở trẻ em chưa hoàn thiện. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng các bậc cha mẹ không vì thế mà chủ quan, cầm nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng các chuyên gia tai mũi họng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trạng bị nhiễm trùng cấp tính của các phế quản với kích thước nhỏ, kích thước khoảng 2mm và thường được gọi là các tiểu phế quản. Đây là tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, do các tiểu phế quản này chưa phát triển hoàn thiện.

Khi bị virus tấn công, các tiểu phế quản này sẽ bị viêm nhiễm, sưng, hẹp. Gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè, ở trẻ nhỏ bệnh thường xảy ra 1-2 lần trong đời. Thời điểm bệnh dễ phát tác là vào mùa đông.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em bao gồm:

+ Do virus tấn công vào đường hô hấp gây ra trình trạng nhiễm trùng, làm cho các tiểu phế quản bị viêm và sưng lên. Từ đó sinh ra các chất nhầy ở đường dẫn khí khiến quá trình hô hấp của trẻ trở nên khó khăn.

+ Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản đều do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra.

+ Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản có thể lây lan khi trẻ chạm vào các vật dụng, đồ chơi của trẻ bị nhiễm bệnh rồi cho vào miệng, mũi...

+ Ngoài ra những nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng viêm nhiễm tiểu phế quản như: Môi trường sống bị ô nhiễm, sức đề kháng của trẻ yếu, trẻ không được bú sữa mẹ....

Dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản

Khi bị nhiễm bệnh, cơ thể trẻ thường xuất hiện một vài dấu hiệu cơ bản như sau:

+ Sổ mũi, nghẹt mũi, ho

+ Sốt nhẹ nhưng không thường xuyên

+ Thở khò khè hoặc khó thở

+ Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, có nhiều trường hợp bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị sớm như:

+ Da, môi xanh tím do cơ thể thiếu oxy

+ Tình trạng ngưng thở ở trẻ sơ sinh hoặc sinh non trong những tháng đầu

+ Mất nước

+ Suy hô hấp...

Vì thế, khi cơ thể trẻ xuất hiện một vài dấu hiệu, triệu chứng trên, các bậc cha mẹ cần đưa con mình tới các cơ sở y tế được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh và những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh . Bởi ở lứa tuổi này, có nhiều yếu tố tăng nguy cơ nhiễm bệnh như:

+ Sinh non

+ Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

+ Trẻ bị bệnh tim, phổi tiềm ẩn

+ Cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu

+ Tiếp xúc với khói thuốc lá

+ Trẻ không được bú sữa mẹ

+ Trẻ sống trong môi trường đông đúc, ô nhiễm

+ Trẻ có anh chị đang đi học mang virus về nhà...

Phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản hiệu quả

Để quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm tiểu phế quản, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Cụ thể:

Chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản

Tại cơ sở chuyên chữa tai mũi họng, thông thường các bác sĩ sẽ quan sát trẻ và nghe phổi bằng ống nghe để xác định bệnh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như:

♦ Chụp X-quang: Xác định các dấu hiệu của bệnh

♦ Thử nghiệm virus: Xác định xem có virus gây bệnh trong cơ thể không

♦ Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng bạch cầu và mức độ giảm oxy trong máu.

Thông qua việc chẩn đoán, bác sĩ tại chuyên khoa tai mũi họng sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản hiệu quả.

Điều trị viêm tiểu phế quản thế nào?

Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết: Viện viêm tiểu phế quản thường sẽ tự khỏi từ 3-7 ngày. Những trường hợp tử vong là do bệnh quá nặng và khoảng 1/4 trường hợp biến chứng thành hen phế quản.

Quá trình điều trị bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Thực hiện việc làm thông thoáng đường hô hấp và cách hút dịch mũi họng thường xuyên, cho trẻ uống nước và sữa mẹ thường xuyên. Nếu trẻ không bú được thì nên vắt sữa mẹ cho cho uống từng thìa một.

Ngoài ra, có thể điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ bằng cách:

+ Cho trẻ uống đủ nước để giúp làm loãng đờm và dịu ho

+ Sát khuẩn mũi, họng bằng nước muối 0.9%

Điều trị các triệu chứng đi kèm

Có thể sử dụng thuốc ho, long đờm theo quy định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ.

Ngoài việc tự điều trị cho trẻ tại nhà, các bậc cha mẹ có thể đưa con mình đến chuyên khoa tai mũi họng uy tín để được hỗ trợ tốt.

Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em mà các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đã chia sẻ đến các bậc cha mẹ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn cha mẹ có thêm kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ con mình tránh khỏi những căn bệnh phổ biến này.

Nếu còn thắc mắc hay có câu hỏi liên quan tới bệnh viêm tiểu phế quản, các bạn có thể nhấn vào “khung chat” để trò chuyện trực tiếp với bác sĩ và được giải đáp nhanh nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM