Các loại thuốc bôi hậu môn được xem là giải pháp nhanh chóng, tiện dụng cho việc điều trị nứt kẽ hậu môn mà nhiều người đang lựa chọn. Về những cái tên phổ biến và cách dùng cụ thể của từng loại, chúng ta sẽ được tham khảo ngay bây giờ với thông tin được bác sĩ chuyên khoa chia sẻ.
THUỐC BÔI HẬU MÔN CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Nhìn chung, các loại thuốc này có tác dụng thẩm thấu vào vùng da bị viêm nhiễm của khu vực hậu môn, giúp giảm đau, kháng viêm và hiệu quả trực tiếp đối với chứng nứt kẽ hậu môn. Chúng tác động lên những vi khuẩn gram âm, dương, xoắn khuẩn và vi khuẩn gây viêm nhiễm hay tình trạng đau rát.
Phải nói thêm một chút về bệnh nứt kẽ hậu môn. Đây là trường hợp hậu môn của người có vết rách nhỏ trên da và vùng niêm mạc. Chẳng may mắc phải bệnh này, bạn sẽ đối mặt với sự co thắt, gây đau nhức và đặc biệt khó khăn khi đi đại tiện. Với những thành phần thích hợp, thuốc bôi điều trị nứt kẽ hậu môn sẽ làm dịu đi cơn đau khó chịu, làm lành vết nứt và rút ngắn quá trình tái tạo.
Tuy nhiên hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh, cách bạn dùng thuốc và loại thuốc phù hợp. Chúng ta cùng điểm qua danh sách những cái tên nổi bật của thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn ở phần tiếp theo.
TOP 5 LOẠI THUỐC BÔI HẬU MÔN PHỔ BIẾN HIỆN NAY
1. Thuốc Nitroglycerin
Nitroglycerin với thành phần là dược chất cùng tên có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ở hậu môn từ trung bình đến nặng. Thuốc hoạt động trên cơ chế hạn chế áp lực của các mạch máu đồng thời ngăn chặn các tác nhân hình thành vết nứt.
Thuốc mỡ Nitroglycerin được chỉ định dùng 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc thay đổi tùy tình trạng bệnh. Bạn cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
2. Thuốc Glyceryl Trinitrate
Glyceryl Trinitrate là thuốc bôi dạng mỡ dùng trực tiếp lên vùng hậu môn bị nứt kẽ. Theo khuyến cáo của chuyên gia, thuốc chỉ nên sử dụng cho người trưởng thành dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ. Thuốc giúp lưu thông máu tốt, giảm áp lực lên hậu môn và làm lành vết nứt nhanh chóng.
Liều dùng thông thường của Glyceryl Trinitrate được chỉ định liên tục trong 8 tuần. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tăng hoặc thay đổi liều lượng trong quá trình điều trị.
3. Thuốc Diltiazem
Một trong những loại thuốc kem bôi điều trị nứt kẽ hậu môn phổ biến hiện nay là thuốc Diltiazem. Theo thống kê, có khoảng 75% số người dùng thuốc Diltiazem sẽ giảm đáng kể các triệu chứng trong vòng 3 tháng.
Thuốc không nằm trong danh mục kê đơn, bạn có thể dùng nó để chữa nứt kẽ hậu môn hoặc cải thiện tình trạng viêm da ở khu vực quanh hậu môn. Liều dùng của thuốc Diltiazem được chỉ định trong 2 – 3 tháng liên tục để có hiệu quả cao.
4. Thuốc Anusol-HC
Anusol-HC là thuốc bôi lên vùng da hậu môn bị nứt kẽ, giảm các triệu chứng đau nhức, loét lở và tăng cường sự lưu thông máu tốt. Thuốc có thành phần từ dầu khoáng, oxit kẽm, pramoxin,… rất phổ biến trong công tác điều trị các vấn đề viêm nhiễm ở hậu môn nói chung.
Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da trước khi bôi thuốc để đảm bảo hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể dùng tăm bông hoặc bông y tế, thấm lượng thuốc phù hợp rồi thoa lên hậu môn. Liều dùng thông thường là mỗi ngày bôi 5 lần.
5. Thuốc Tetracyclin
Đây có lẽ là loại thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn được quan tâm nhiều hiện nay. Tetracyclin được bán tại bất cứ nhà thuốc này trên toàn quốc và có rất nhiều người tin chọn nó để cải thiện tình trạng đau rát, vết nứt hậu môn.
Thành phần chính của thuốc Tetracyclin là Tetracyclin hydrochloride có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế nguy cơ lây lan viêm nhiễm đến các khu vực lân cận. Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng thuốc bôi hậu môn Tetracyclin.
MỘT VÀI LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC BÔI HẬU MÔN
Nhìn chung, các loại thuốc bôi để điều trị nứt kẽ hậu môn đều được sản xuất bằng những thành phần tương tự, với chức năng không quá khác nhau, mặc dù giá thành và hiệu quả của chúng chắc chắn sẽ có sự chênh lệch. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc để điều trị có tốt không còn phụ thuộc vào cách bạn thực hiện như thế nào.
Và để phát huy tốt tác dụng của thuốc cũng như hạn chế các tình huống không mong muốn thì chúng ta cần lưu ý vài điều quan trọng như sau:
+ Bạn phải làm sạch vùng hậu môn và tay trước khi bắt đầu bôi thuốc, để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho vết nứt.
+ Trong quá trình dùng thuốc bôi để điều trị nứt kẽ hậu môn, nếu bạn thấy có triệu chứng bất thường thì ngưng.
+ Triệu chứng của tác dụng phụ không thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng thì cần báo với bác sĩ để được xử lý.
+ Nứt kẽ hậu môn mạn tính với những vết nứt sâu và biến chứng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị tốt.
+ Không tự ý thay đổi liều lượng và cách dùng, luôn tuân theo chỉ định của người thăm khám hoặc trực tiếp kê đơn.
+ Không nên sử dụng các loại giấy hay khăn có mùi thơm, hóa chất để lau hậu môn trong thời gian bôi thuốc.
+ Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp và luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để tối ưu hiệu quả.
+ Tập thói quen đi đại tiện đúng khoa học, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, nên đi vào khung giờ định.
+ Có thể vừa bôi thuốc điều trị, vừa kết hợp thường xuyên ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày.
Đặc biệt, các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo: Khi dùng thuốc một thời gian mà không thấy phát huy hiệu quả hoặc bệnh nứt kẽ hậu môn trở nặng thì bạn nên ngưng điều trị tại nhà, đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương án tốt hơn.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM