Áp xe hậu môn hay bệnh mạch lương là tình trạng bệnh lý xảy ra phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Bệnh gây cảm giác khó chịu khi mắc phải khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, không thể tập trung. Để có thể phát hiện bệnh, các xét nghiệm apxe quanh hậu môn sau đây thường được chỉ định.
ÁP XE HẬU MÔN LÀ BỆNH GÌ?
Áp xe hậu môn là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Vi khuẩn sinh ra các độc tố gây tổn thương nên có nhiều khả năng tạo mủ. Mủ, vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn tế bào được tích tụ lại và được bao bọc bởi lớp da màu đỏ hoặc hồng gọi là ổ áp xe.
Vùng xuất hiện các mô mềm dưới da, sưng và đau là biểu hiện cơ bản của áp xe hậu môn. Các mô áp xe chứa dịch mủ sẽ sưng to lên theo thời gian và vỡ ra. Những tuyến hậu môn nhỏ bị nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra áp xe hậu môn.
Phần lớn các ổ áp xe hậu môn khi bị vỡ có thể lành lại nếu được thăm khám kịp thời. Vết thương do vỡ áp xe nếu không lành lại có thể hình thành nên các vết rò hậu môn.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH ÁP XE QUANH HẬU MÔN
Những biểu hiện của áp xe quanh vùng hậu môn có thể dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt thông thường. Vì vậy, việc chú ý tới những thay đổi vùng da hậu môn rất cần thiết. Cụ thể như sau:
+ Đau rát hậu môn: Là triệu chứng phổ biến của áp xe hậu môn, đặc biệt là lúc đi lại và ngồi.
+ Xuất hiện khối sưng tấy: Khối sưng tấy và cứng nhỏ xuất hiện xung quanh khu vực hậu môn, đồng thời gây đau nhức.
+ Chảy mủ: Các khối sưng lâu dần sẽ to và vỡ ra, dịch mủ có màu vàng và đặc, vết thương chỗ chảy mủ khó lành lại.
+ Ngứa hậu môn: Dịch mủ chảy ra khiến vùng hậu môn ẩm ướt, có mùi hôi và có cảm giác ngứa ngáy.
+ Sốt, mệt mỏi: Đây là biểu hiện cơ thể chung của bệnh áp xe vùng hậu môn.
+ Đại tiện: Đại tiện ra máu, phân có nhầy, đôi khi xuất hiện táo bón
BỆNH ÁP XE VÙNG HẬU MÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Áp xe vùng hậu môn có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, tình trạng này cũng hiếm khi tự khỏi mà không cần đến can thiệp y tế.
Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức bất thường, người bệnh nên chủ động kiểm tra sớm để tránh một vài biến chứng như:
Gây khó khăn khi đại tiện
Những mô mủ sưng đau sẽ cản trở bệnh nhân đi đại tiện. Phân không được đào thải ra bên ngoài lâu dần sẽ khô cứng và xuất hiện các búi trĩ tĩnh mạch.
Dễ gây viêm nhiễm chéo
Hậu môn và cơ quan sinh dục có vị trí nằm gần nhau nên khi tại hậu môn bị viêm nhiễm, có thể lây nhiễm chéo ở cơ quan sinh dục.
Biến chứng rò hậu môn
Rò hậu môn là biến chứng của áp xe ở hậu môn, được hình thành khi ổ áp xe vỡ ra và những vết nứt ở mô không thể lành lại.
Nhiễm trùng huyết
Đây là một dạng phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không xử lý sớm.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM ÁP XE QUANH HẬU MÔN
Bác sĩ thường chẩn đoán áp xe bằng cách khám, hỏi người bệnh về các triệu chứng áp xe và lấy mẫu dịch mủ từ ổ áp xe đi xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
Trường hợp áp xe sâu hơn bao gồm cả áp xe bên trong sẽ khó chẩn đoán hơn vì không thể nhìn thấy được ổ áp xe. Vì vậy, bác sĩ cần thực hiện một số các xét nghiệm hình ảnh gồm:
+ Siêu âm: Một xét nghiệm hình ảnh bằng việc dùng sóng âm thanh để tạo video thực tế về các cơ quan nội tạng bên trong.
+ Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Dùng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh của một mặt cắt ngang cơ thể.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): Dùng một nam châm lớn, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra những hình ảnh rõ ràng về các cơ quan và cấu trúc cơ thể.
ĐIỀU TRỊ ÁP XE HẬU MÔN BẰNG CÁCH NÀO?
Khi khối mủ vùng hậu môn vỡ, người bệnh cần được thực hiện phẫu thuật tháo mủ. Đối với trường hợp nặng, áp xe rộng và sâu, người bệnh có thể phải gây mê phẫu thuật. Sau phẫu thuật, sẽ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh.
Điều trị bằng kháng sinh nên chỉ định với trường hợp người bệnh bị tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch. Hoặc những người bệnh cần có thời gian để hồi phục sau phẫu thuật.
Sau điều trị, người bệnh có thể phòng ngừa áp xe hậu môn bằng cách:
+ Chủ động kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm: sử dụng bao cao su khi quan hệ, hạn chế tối đa việc quan hệ qua đường hậu môn…
+ Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, kể cả trước và sau khi quan hệ hay trong ngày hành kinh.
+ Điều trị hiệu quả các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến áp xe vùng hậu môn như: bệnh Crohn, táo bón, viêm loét đại tràng…
+ Thay tã thường xuyên để phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Để có thể thăm khám và điều trị hiệu quả áp xe hậu môn, mọi người có thể đến tại Phòng khám Hoàn Cầu Quận 5 - một trong những cơ sở y tế có chuyên khoa uy tín. Tại đây bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra, tư vấn kỹ lưỡng và đưa ra hướng xử lý phù hợp theo phác đồ tiên tiến, an toàn, hạn chế tái phát.
Qua đó, mọi thông tin về các xét nghiệm apxe quanh hậu môn chẩn đoán bệnh, nếu người đọc chưa rõ, có thể liên hệ trực tiếp với chuyên viên để được giải đáp bằng cách nhấp vào Khung Chat bên dưới.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM