Thu gọn danh mục

Progesterone là hormone quan trọng đối với nữ giới và nam giới, giúp cân bằng nội tiết tố tham gia vào các hoạt động trong cơ thể. Các chuyên gia cảnh báo rằng, sự rối loạn hormone progesterone sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai sự thiếu hụt Progesterone có thể đến thai chết lưu, sảy thai. Do đó, để hiểu rõ về hormone progesterone là gì? có vai trò như thế nào đối với cơ thể? cùng tìm hiểu các thông tin do chuyên gia giải đáp ngay sau đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

HORMONE PROGESTERONE: NGUỒN GỐC VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến loại hormone progesterone đầu tiên chúng ta cần nắm rõ thông tin về nguồn gốc, vai trò của chúng đối với cơ thể.

➤ Nguồn gốc của hormone progesterone

Thực tế, hormone progesterone có nguồn gốc khác nhau ở nam giới, nữ giới và phụ nữ mang thai.

➧ Đối với nữ giới nói chung

Progesterone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, hàm lượng cao là trong giai đoạn hoàng thể (tức là trứng không thụ tinh), bị phá vỡ và tạo thành tinh nguyệt. Bên cạnh đó, loại hormone này cũng được tạo ra nhờ quá trình chuyển hóa Cholesterol hoặc một số mô trong cơ thể chuyển dạng thành. Thông thường, ở độ tuổi mãn kinh, hàm lượng progesterone sụt giảm, rất thấp do buồng trứng không còn hoạt động nữa.

➧ Đối với phụ nữ mang thai

Progesterone có nguồn gốc từ buồng trứng, sau khi quá trình thụ tinh xảy ra, hàm lượng progesterone tăng lên giúp niêm mạc tử cung dày lên để chứa bào thai; đồng thời phản ánh hoạt tính của rau thai. Bên cạnh đó, một phần Progesterone được tổng hợp từ các tuyến thượng thận của nhau thai (vào các tháng cuối của thai kỳ)

➧ Đối với nam giới

Thông thường, hàm lượng hormone progesterone ở nam giới rất nhỏ, lưu hành trong máu. Loại hormone này có nguồn gốc từ tinh hoàn, tuyến thượng thận.

➤ Vai trò quan trọng của progesterone đối với cơ thể

Theo nghiên cứu cho thấy, hormone progesterone đặc biệt quan trọng đối với cơ thể phụ nữ, có ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai và tạo sữa cho con bú. Cụ thể như sau:

+ Progesterone kết hợp với estrogen tạo nên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và điều hòa chu kỳ kinh.

+ Progesterone tác động, ngăn cản sự rụng trứng xảy ra cho đến khi chấm dứt thai kỳ; đồng thời ức chế ngăn chặn sự thụ tinh nhiều hơn 1 trứng cùng lúc.

Đối với phụ nữ mang thai, hormone progesterone còn đóng vai trò là dưỡng chất an thai do tác dụng ngăn chặn các cơn co tử cung, giúp tử cung người mẹ luôn được đóng kín, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại.

+ Trước khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung làm tổ, thì hormone progesterone đã kích thích tiết ra nhiều, làm dày niêm mạc tử cung, để đón trứng tốt.

+ Sau khi thụ thai, progesterone còn giúp tăng huyết động mạch glycogen để duy trì lớp niêm mạc tử cung, đảm bảo dưỡng chất nuôi dưỡng bào thai suốt quá trình thai kỳ diễn ra

+ Tham gia vào quá trình sản xuất và duy trì nồng độ nhau thai, giúp thai nhi phát triển bình thường, ngăn ngừa tình trạng sinh non.

+ Hormone progesterone còn có tác dụng kích thích các mô trong tuyến vú phát triển, thúc đẩy sự tiết sữa và chuẩn bị sẵn sàng cho việc sản xuất sữa để nuôi con.

Đối với nam giới, progesterone là hormone sinh dục được sản xuất một lượng nhỏ nhằm giúp ích cho việc sản xuất tinh trùng.

RỐI LOẠN NỒNG ĐỘ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Theo các nghiên cứu chỉ ra, nồng độ progesterone trong cơ thể thường không ổn định, sẽ tương đối thấp trước khi rụng trứng và tăng lên sau quá trình này; và sẽ giảm xuống khi hành kinh. Nếu quá trình thụ thai diễn ra thì nồng độ progesterone lại tăng lên.

Do đó, thông qua sự biến động của loại hormone này cũng phần nào đánh giá được khả năng sinh sản phụ nữ. Nếu như không có sự biến động tăng - giảm progesterone hằng tháng, điều này là dấu hiệu cảnh báo những bất thường về rụng trứng, kinh nguyệt và có nguy cơ gây vô sinh ở nữ.

➤ Lý do khiến nồng độ progesterone tăng giảm bất thường

+ Giảm nồng độ progesterone trong máu có thể do: Suy giảm chức năng buồng trứng, thai ngoài tử cung, sảy thai, vô kinh, mang thai muộn, nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật...

+ Tăng nồng độ progesterone bất thường do: U nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, tuyến thượng thận sản xuất progesterone quá mức, ung thư tuyến thượng thận...

Ngoài ra, ở những phụ nữ đã trải qua nhiều lần mang thai, sinh đôi, sinh ba thì nồng độ progesterone thông thường sẽ cao hơn những chị em chưa trải qua sinh nở.

➤ Dấu hiệu nhận biết rối loạn hormone progesterone

Sự mất cân bằng hormone progesterone sẽ dẫn đến nhiều phản ứng phụ tiêu cực và gây ra các triệu chứng như sau:

➧ Ở nữ giới

- Có triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu

- Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn (không đều)

- Suy giảm ham muốn tình dục

- Âm đạo chảy máu bất thường (ở phụ nữ không mang thai)

- Tâm trạng dễ thay đổi (cáu gắt, xúc động, chán nản, lo lắng, trầm cảm)

- Đầy hơi, đau ngực, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ. Ở phụ nữ có biểu hiện khô âm đạo

- Một số triệu chứng ít gặp khác: Mặt nóng bừng, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng cân, da nhờn, nổi mụn trứng cá…

➧ Ở nam giới

Các triệu chứng rối loạn progesterone (suy giảm/ nồng độ thấp) ở nam giới gồm có:

- Giảm ham muốn tình dục; rối loạn cương dương, bất lực (liệt dương)

- Cơ thể mệt mỏi, phiền muộn, tăng cân, rụng tóc

- Có thể gây hội chứng Gynecomastia (bệnh vú to ở nam giới)

- Mất cơ bắp, mất xương

➤ Rối loạn Progesterone trong cơ thể có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia phụ khoa Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, hormone progesterone rất quan trọng, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản phụ nữ. Việc rối loạn loại hormone sẽ gây các tác hại nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Gây khó khăn khi mang thai: Nếu thiếu hụt progesterone khiến niêm mạc tử cung không đủ giày, trứng thụ tinh không thể làm tổ và quá trình thai kỳ không thể xảy ra; có thể dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

♦ Dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu: Khi đã mang thai rồi vẫn cần progesterone để duy trì lớp niêm mạc tử cung cho đến khi sinh nở. Nếu lượng progesterone quá thấp, thì tử cung vẫn không đủ khả năng để duy trì sự phát triển cho thai nhi…

Ngoài ra, khi cơ thể không có hormone progesterone để bổ sung thì lúc này estrogen sẽ trở thành hormone chủ đạo, gây ra một số triệu chứng như: xơ nang tuyến vú, các vấn đề về túi mật, tăng cân, hội chứng tiền kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều, trầm cảm…

Ở nam giới, bị suy giảm progesterone sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp, loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang.

XÉT NGHIỆM PROGESTERONE VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SUY GIẢM PROGESTERON

➤ Xét nghiệm Progesterone

Đây là loại xét nghiệm nhằm đánh giá đồng độ Progesterone có trong huyết thanh (máu) do cơ thể tiết ra; từ đó có thể đánh giá chất lượng của trứng/tinh trùng trong giai đoạn hoàng thể, đánh giá tình trạng rụng trứng và chức năng rau thai.

Xét nghiệm được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau: phụ nữ khó mang thai, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, kiểm tra sức khỏe thai phụ & thai nhi trong quá trình mang thai, chẩn đoán nguy cơ sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung…

Thông thường, xét nghiệm Progesterone nên thực hiện kết hợp với xét nghiệm định lượng Estradiol. Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

➤ Hỗ trợ khắc phục chứng suy giảm Progesterone

+ Phụ nữ bị suy giảm Progesterone, nếu không có triệu chứng đáng lo ngại thì không cần điều trị.

Đối với phụ nữ thiếu hụt Progesterone, bị rối loạn kinh nguyệt hoặc muốn có con, có thể điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone nhằm làm dày niêm mạc tử cung, tăng khả năng thụ thai và đem đến thai kì khỏe mạnh.

Liệu pháp này bao gồm: Kem và gel bôi, thuốc uống.

Lưu ý: Liệu pháp chống chỉ định với phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, bệnh gan, cục máu đông hoặc có tiền sử đột quỵ…

Tác dụng phụ không mong muốn: Đau tim, hình thành cục máu đông, gặp các vấn đề về túi mật, tăng nguy cơ ung thư vú… Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

+ Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, có triệu chứng nghiêm trọng; cần kết hợp điều trị kết hợp cả estrogen và progesterone để tránh nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

+ Một số liệu pháp tăng hormone progesterone tự nhiên như: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm; thư giãn đầu óc, kiểm soát căng thẳng…

Trên đây là những thông tin về hormone progesterone. Nếu bạn đang nhận thấy những bất thường ở cơ thể mình, chậm có con hoặc kinh nguyệt rối loạn… hãy liên ngay các chuyên gia sản phụ khoa Hoàn Cầu để được tư vấn, xác định rõ tình hình bệnh lý và có biện pháp can thiệp hỗ trợ điều trị tốt.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM