Thu gọn danh mục

Trong số các bệnh lý về ghẻ, bệnh ghẻ ruồi được đánh giá là thường xuất hiện phổ biến ở người và có tính lây lan nhanh chóng. Vì thế, để biết cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả, mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết . Sau đây, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin liên quan về ghẻ ruồi.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

TÌM HIỂU VỀ BỆNH GHẺ RUỒI

Bệnh ghẻ ruồi là gì?

Trong dân gian, nốt ghẻ có hình dạng giống con ruồi nên được gọi là ghẻ ruồi. Đây là một loại bệnh ghẻ do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra. Cảm giác ngứa do ghẻ chính là do ký sinh trùng bám trên da, hút dinh dưỡng, đào hầm và đẻ trứng tạo nên sự kích ứng. Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này, là những người thường để móng tay dài và ít vệ sinh.

Bệnh ghẻ ruồi gây ngứa ngáy khó chịu

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ ruồi

Môi trường sống ẩm ướt thiếu vệ sinh cùng thói quen lười vệ sinh cá nhân là những điều kiện thuận lợi để cái ghẻ xâm nhập và tấn công. Để biết được cách phòng tránh bệnh, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ghẻ ruồi:

♦ Người thường có thói quen để móng tay dài và vệ sinh kém. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ẩn, trong đó có ghẻ cái. Khi người bệnh cào gãi trên da và bị xước, ghẻ cái sẽ xâm nhập qua lớp biểu bì da và gây bệnh.

♦ Do bệnh ghẻ ruồi có tính chất dễ lây lan từ người qua người. Do đó thói quen sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, khăn tắm, mặc chung quần áo, ngủ chung giường với người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

♦ Ý thức vệ sinh cá nhân và môi trường sống kém cũng tạo điều kiện để ghẻ cái phát triển và xâm nhập vào cơ thể.

♦ Một số gia đình có nuôi thú cưng như chó, mèo sẽ tạo nơi trú ẩn lý tưởng cho cái ghẻ. Nếu ít vệ sinh, tắm gội cho thú cưng thì đây cũng là nguồn lây bệnh trực tiếp sang cho người.

Làm thế nào để phát hiện bệnh ghẻ ruồi?

Ký sinh trùng cái ghẻ thường gây ngứa ngáy ở những vùng da như: Bàn chân, cánh tay, vị trí giữa các ngón tay, rốn, bộ phận sinh dục, ngực,... Thời điểm ngứa xuất hiện nhiều là vào ban đêm khi chuẩn bị vào giấc ngủ hoặc lúc thời tiết nóng nực. Đây là lúc ghẻ cái bắt đầu hoạt động, gây kích ứng trên da và ngứa ngáy khó chịu.

Trẻ em bị ghẻ ruồi ở cổ, lưng

Các nốt ghẻ bắt đầu đỏ dần và nổi mụn nước, nếu bệnh nhân cào gãi mạnh sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, lây lan ra vùng da xung quanh nhanh chóng. Vì thế, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu trên cần nhanh chóng đến bệnh viện da liễu hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.

Bệnh ghẻ ruồi gây nên những tác hại nào?

► Về mặt tâm lý:

Ghẻ ruồi gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Tạo nên sự sợ hãi về tâm lý mỗi khi cơ thể cần được ngủ và nghỉ ngơi. Giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng để làm việc cho ngày hôm sau. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân suy giảm sức khỏe nghiêm trọng do ăn uống, ngủ nghỉ không yên.

Ngoài ra, khi làn da xuất hiện nhiều nốt ghẻ ruồi, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của da. Bệnh nhân sẽ có tâm lý tự ti và ngại tiếp xúc với người khác, sợ bị kỳ thị và xa lánh.

► Về biến chứng:

Bệnh nhân nếu cào gãi mạnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Nặng là nhiễm trùng da do vi khuẩn, điển hình là bệnh chốc lở. Đây là biến chứng phổ biến mà những người bị bệnh ghẻ dễ mắc phải.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ RUỒI

Hiện nay, để điều trị ghẻ ruồi có 2 phương pháp chủ yếu, đó là áp dụng các bài thuốc dân gian và sử dụng thuốc Tây y. Mỗi cách điều trị bệnh sẽ cho hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa, độ tuổi,... của bệnh nhân.

Phương pháp dân gian

Các bài thuốc dân gian điều trị ghẻ ruồi hiện nay rất đa dạng, mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng và chỉ hiệu quả khi bệnh chưa chuyển biến ở mức độ nặng. Một số nguyên liệu gợi ý cho bệnh nhân đó là: Nước muối, tinh dầu bạc hà, lá đào, tinh dầu tràm, lá xoan, tinh dầu mù u, lá bạch đàn,...

Tinh dầu tràm chữa bệnh ghẻ ruồi hiệu quả

Phương pháp Tây y

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc sử dụng để điều trị ghẻ. Các loại thuốc thường thấy đó là kháng histamin, corticoid, trong đó có thuốc Ivermectin. Đây là loại thuốc được đánh giá có tác dụng điều trị bệnh có hiệu quả cao. Tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 70% và liều dùng lại sau 2 tuần sẽ lên đến 95%.

Bên cạnh thuốc Ivermectin, một số loại thuốc điều trị bệnh ghẻ phổ biến khác là kem Crotamiton, dung dịch DEP, thuốc xịt Spregal, mỡ lưu huỳnh 5 - 10%, Gamma Benzen,...

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh ghẻ ruồi mà các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng đã cung cấp đến các bạn những kiến thức bổ ích, biết được cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM