Tiểu đường thai kỳ là loại bệnh rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bệnh thường xuất hiện trong quá trình mang thai có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các hậu quả có thể gây ra gồm sảy thai, sinh non, băng huyết sau khi sinh đối với mẹ; và có thể gây ra dị tật thai nhi, thai to gây ra đẻ khó, đa ối cấp. Cần trang bị kiến thức đầy đủ về tiểu đường thai kỳ để đề phòng vi bệnh này khó phát hiện.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose xuất hiện trong quá trình mang thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng Tiểu đường thai kỳ, nhưng nguyên nhân thường thấy là do sự kháng Insulin của tế bào. Khi đó Insulin hoạt động không hiệu quả trong cơ thể gây ra bệnh. Chứng kháng Insulin thường là do cơ thể người mẹ khi mang thai có sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Các đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Tuy là căn bệnh phổ biến với phụ nữa mang thai nhưng những đối tượng sau đây thường có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn cả. Cần lưu ý cảnh giác nếu thai phụ rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
+ Các bệnh nhân bị mắc bệnh béo phì, thừa cân: Các bệnh nhân này là những đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả. Vấn đề thừa cân béo phì khi bình thường đã có nguy cơ rất lớn đối với bệnh đái tháo đường, khi mang thai thì vấn đề này lại càng đễ xảy ra hơn nữa. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân nặng của mình dù mang thai hay không để có được sức khỏe tốt.
+ Các đối tượng có người thân tiền sử bị đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường là một bệnh có khả năng di truyền qua các thế hệ, đặc biệt là với người có bố hoặc mẹ bị mắc bệnh. Khi mang thai, tình trạng này càng dễ xảy ra hơn nữa. Hãy lưu ý theo dõi sức khỏe của thai phụ trường hợp này. Cách tốt hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
+ Có tiểu sử về bệnh đái tháo đường trong các lần mang thai trước: nếu đã có tiểu sử đái tháo đường thì càng dễ mắc bệnh hơn cả.
+ Là người Đông Nam Á: điều này thì thật bất lợi cho các gia đình người Việt. Sở dĩ như vậy thường là do yếu tố di truyền và ăn uống của người Đông Nam Á.
+ Đã từng sinh con to hơn so với mức bình thường: sinh con to cũng là một biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Nếu trẻ sinh ra từng có trọng lượng hơn 4kg thì có thể lần sinh trước đó thai phụ đã mắc chứng bệnh TĐTK nhưng chưa phát hiện kịp.
+ Thai phụ tuổi trên 35 tuổi: tuổi càng cao thì bệnh càng dễ xảy ra. Ngoài TĐTK, các bệnh khác cũng có khả năng xảy ra đối với bé nếu thai phụ lớn tuổi.
+ Các thai phụ bị đa nang buồng trứng.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm với mẹ và thai nhi?
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng trong và sau khi sinh cả với thai phụ và thai nhi. Các vấn đề có thể xảy ra gồm cao huyết áp, sinh non, chậm phát triển thai nhi, dị thường thai cho đến vấn đề nghiêm trọng như sảy thay băng huyết khi sinh. Các vấn đề sau đây có thể xảy ra cho mẹ và bé.
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai phụ:
Những ảnh hưởng sau có thể xảy ra đối với thai phụ trong quá trình mang thai và sau khi sinh:
+ Nguy cơ khó sinh, chấn thương thai phụ do thai quá to.
+ Có khả năng sinh non khi mang thai.
+ Đa ối: thai phụ bị TĐTK có thể có dịch ối cao hơn rất nhiều so với người không bị. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở thai phụ.
+ Cao huyết áp, nhiễm trùng cơ thể ở các cơ quan như thận, mắt vành.
+ Có khả năng băng huyết khi sinh đe dọa đến tính mạng của thai phụ.
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với trẻ:
Ảnh hưởng đối với trẻ cũng rất lớn thậm chí có thể gây tử vong cho thai nhi. Những hậu quả này rất lớn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này nên cần lưu ý về căn bệnh này.
+ Thai nhi dị tật bẩm sinh: tỉ lệ dị tật bẩm sinh của thai nhi khi thai phụ bị TĐTK là rất cao. Các dị tật này có thể liên quan đến hệ thần kinh, tim, hệ tuần hoàn, xương, thận, tiết niệu, phổi bị xẹp.
+ Thai nhi tăng trưởng quá to gây hậu quả nghiêm trọng cho thai phụ. Không những thế trẻ còn có thể bị thừa cân, béo phì sau khi sinh.
+ Sảy thai: khi thai phụ bị TĐTK, thai nhi có khả năng tử vong cao hơn so với thai phụ không bị bệnh này.
+ Vàng da khi sinh.
Biểu hiện của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Những thai phụ có các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của TĐTK. Người nhà thai phụ cần lưu ý theo dõi nếu có các dấu hiệu sau đây thì cần đưa đến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời:
+ Thai phụ hay khát nước, uống nước về đêm nhiều.
+ Thai phụ đi tiểu nhiều, nước tiểu nhiều hơn các thai phụ khác.
+ Khi bị trày xước vết thương khó lành hơn so với bình thường.
+ Thai phụ có dấu hiệu sụt cân, cảm thấy thường xuyên mệt mỏi.
Cách phòng chống tiểu đường thai kỳ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên thai phụ cần chuẩn bị cho mình chế độ ăn uống, tập luyện thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe của bản thân và thai nhi. Cơ thể khỏe mạnh thì mọi bệnh tật cũng sẽ được đẩy lùi. Các cách phòng bệnh hợp lý như sau:
► Tập luyện thể thao đều đặn: các thai phụ nên có chế độ tập luyện đều đặn nhẹ nhàng trong quá trình mang thai để đảm bảo thể trạng tốt. Các bài tập luyện tốt thích hợp cho thai phụ gồm tập yoga, đi xe đạp, bơi, các động tác thể thao nhẹ nhàng. Không nên vận động quá mạnh khiến nhịp tim tăng cao.
Các bài tập này rất tốt cho cơ thể giúp tiêu thụ glucose tốt hơn ngăn ngừa tiểu đường. Giúp tim, tuần hoàn máu, tiêu hóa được khỏe mạnh, làm việc bình thường.
► Chế độ ăn uống đảm bảo khoa học: chế độ dinh dưỡng của thai phụ cần được đảm bảo đầy đủ dưỡng chất chia bữa ăn hợp lý. Thai phụ trong quá trình mang thai cần cung cấp cho cơ thể đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể lẫn thai nhi. Không nên ăn uống quá tùy tiện quá nhiều Carbohydrate cho cơ thể.
Chế độ ăn hợp lý của thai phụ gồm 3 bữa ăn chính, 2 đến 4 bữa ăn phụ. Các bữa ăn chính nên ăn theo tỉ lệ 1-1-2: gồm 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau. Buổi sáng nên ăn uống nhẹ nhàng, gồm tinh bột, rau và thịt như phở, hủ tiếu, bún bò với ít bánh, nhiều ra. Buổi trưa và tối không nên ăn quá no. Trong các bữa phụ cách bữa chính tầm 2 giờ, có thể uống sữa, ăn các loại hoa quả bổ sung dinh dưỡng.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM