Thu gọn danh mục

Thai 15 tuần tuổi sẽ mang lại cho bạn nhiều bất ngờ đấy! Trước tiên, có lẽ, việc thai nhi hình thành trong bụng mẹ là một điều hết sức thiêng liêng và hạnh phúc đối với mỗi thai phụ và gia đình. Và trong sự phát triển của thai nhi thì thai 15 tuần tuổi đang bắt đầu có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về dung mạo của bé. Khi đó, thai phụ cũng sẽ chuẩn bị bước tới những thời kỳ của giai đoạn ốm nghén,... Vậy quá trình phát triển của thai 15 tuần tuổi như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoàn Cầu để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi nhé!

Thai 15 tuần tuổi - những thông tin cần biết

1. Sự thay đổi của người mẹ khi mang thai ở tuần thứ 15

Khi mang thai ở tuần tuổi thứ 15, thai phụ sẽ có nhiều biểu hiện của sự thay đổi. Và những thay đổi đó có thể là như sau:

+ Thai phụ sẽ hay quên, đãng trí.

+ Mất tập trung trong công việc hay cuộc sống.

+ Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

+ Tinh thần suy giảm.

+ Xuất hiện chứng ợ nóng.

+ Stress, căng thẳng, khó chịu.

+ Bắt đầu bước vào giai đoạn ốm nghén.

+ Bụng của thai phụ lớn dần lên, lớn hơn lúc trước một chút.

+ Mẹ bầu sẽ tăng cân.

+ Lồng ngực hơi phình ra.

+ Tóc của người mẹ khi mang thai tuần thứ 15 sẽ dày, bồng bềnh và đẹp.

+ Tóc rụng ít.

+ Da trở nên hơi đỏ.

2. Sự phát phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi

Thai 15 tuần tuổi đã cảm nhận được ánh sáng

Bên cạnh sự thay đổi của thai phụ thì thai nhi cũng có nhiều điểm thay đổi đáng kể. Đó có thể là:

+ Thai nhi 15 tuần tuổi đã có kích thước lớn hơn so với giai đoạn 5 tuần tuổi. Lúc này, thai nhi có chiều dài khoảng 10 cm và nặng khoảng từ 65 g đến 75 g.

+ Ở giai đoạn này, thai nhi có thể cảm nhận được sự "tồn tại" của ánh sáng. Điều đặc biệt đáng để chúng ta chú ý là, nếu thai phụ chiếu ánh sáng lên một vị trí nào đó của bụng mình thì em bé sẽ chủ động di chuyển qua vị trí khác để tránh được chỗ có ánh sáng chiếu mạnh mẽ .

+ Vị giác đã được hình thành nhưng thai nhi vẫn chưa cảm nhận được.

+ Canxi trong cơ thể bé cũng bắt đầu "làm việc" để giúp xương của bé cứng cáp hơn trước.

+ Dưới lợi của bé đã bắt đầu có sự hiện diện của các chồi răng.

+ Lúc này, trên khuôn mặt của thai nhi có thể sẽ có những cử động như làm nhăn hay duỗi căng.

+ Em bé sẽ có nhiều cử động như đạp bụng mẹ, đầu hơi lắc.

+ Thai nhi có thể ngáp.

+ Tóc và lông mày của thai nhi được hình thành.

+ Tai đã phát triển hoàn chỉnh ở hai phía bên đầu.

+ Phát triển làn da nhưng hơi mỏng.

Đặc biệt, khi thai nhi ở tuần tuổi 15, chúng ta có thể xác định được giới tính của bé thông qua màn hình siêu âm. Trên ngực bé sẽ xuất hiện hai núm vú bé xíu. Khi ấy, buồng trứng của bé sẽ chứa khoảng 3 triệu trứng nếu đó là một bé gái. Còn nếu là bé trai thì 2 tinh hoàn nằm ở phía trên bụng của bé.

3. Khi mang thai 15 tuần tuổi thì thai phụ nên và không nên làm gì?

Thai 15 tuần tuổi những điều thai phụ nên và không nên làm

Để thai nhi 15 tuần tuổi phát triển một cách bình thường và toàn diện thì mẹ bầu nên và không nên làm những điều sau:

- Thai phụ nên làm:

+ Bổ sung chất sắt vào cơ thể.

+ Có chế độ ăn uống hợp lý, bồi bổ sức khỏe bằng các chất dinh dưỡng.

+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.

+ Luôn sống trong tinh thần thoải mái, vui vẻ và thư giãn.

+ Nằm ngủ với tư thế nằm nghiêng.

+ Ngồi với tư thế để hai chân của mình nâng lên cao một chút bằng cách gác lên dụng cụ để chân.

+ Thường xuyên đi du lịch cùng với gia đình để tận hưởng những luồng gió mới, điều đó sẽ giúp sau này mẹ bầu dễ dàng sinh con.

+ Có sự hợp tác với sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

- Thai phụ không nên làm:

+ Mặc quần áo chật.

+ Nằm sấp khi ngủ.

+ Tâm trạng căng thẳng, khó chịu, stress.

+ Làm việc nặng.

+ Thức khuya.

+ Ăn uống không đủ chất.

+ Không nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ,...

Nói tóm lại, thai nhi ở giai đoạn 15 tuần tuổi đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn như là giới tính của bé có thể xác định được, xương trở nên cứng cáp hơn, mắt phát triển hơn, kích thước lớn hơn,...Song song với sự thay đổi của thai nhi thì thai phụ cũng có những biểu hiện như cơ thể hơi mệt mỏi, ốm nghén, tăng cân,... Dù có thay đổi như thế nào thì mẹ bầu và gia đình vẫn muốn con của mình sinh ra khỏe mạnh và bình thường phải không nào? Vâng, đó chính là tình yêu thương vô bờ bến của mẹ và gia đình dành cho bé cưng của mình. Và hy vọng rằng, bài viết trên của Đa Khoa Hoàn Cầu đã đem đến cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và đọng lại cho các bạn nhiều cảm xúc tích cực.

 

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM