Thu gọn danh mục

Ai cũng muốn mình có một đôi mắt sáng khỏe để nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Thế nhưng, bạn vẫn khó có thể lường trước được các bệnh lý về mắt có thể đến bất cứ lúc nào. Trong đó, tăng nhãn áp (bệnh cườm nước) cũng xếp vào nhóm bệnh về mắt khiến nhiều người mất đi thị lực vốn có, thậm chí gây tổn thương thần kinh và mù lòa vĩnh viễn. Vì thế, việc trang bị các kiến thức liên quan đến bệnh tăng nhãn áp, bao gồm: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị là cần thiết.

TĂNG NHÃN ÁP LÀ BỆNH GÌ?

Tăng nhãn áp hay còn được biết đến với một số tên gọi khác như thiên đầu thống, cườm nước, glocom. Loại bệnh này thường xảy ra do áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao, ảnh hưởng đến thần kinh của mắt. Tăng nhãn áp nếu không được chữa sớm, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh, gây mù lòa vĩnh viễn. Theo thống kê, tăng nhãn áp hiện tại được chia thành 4 loại cơ bản, đó là:

- Tăng nhãn áp góc mở

- Tăng nhãn áp bẩm sinh

- Tăng nhãn áp góc đóng

- Tăng nhãn áp thứ phát

NGUYÊN NHÂN & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TĂNG NHÃN ÁP

Tăng nhãn áp xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và kèm theo các dấu hiệu khác nhau, trong đó phải kể đến:

Tăng nhãn áp thứ phát

⇒ Nguyên nhân: thường xuất hiện ở các đối tượng từng mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tiểu đường, chấn thương mắt,...

⇒ Dấu hiệu: mắt đau nhức đột ngột, đau lan lên đỉnh đầu, nhãn cầu căng cứng như hòn bi, mắt đỏ, mi nề, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,...

Tăng nhãn áp góc đóng

⇒ Nguyên nhân: do tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng áp lực mắt.

⇒ Dấu hiệu: mắt thường có dấu hiệu dị ứng, đau đột ngột, thị lực giảm, thường xuyên có cảm giác xuất hiện lớp màng che trước mắt.

Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh

⇒ Nguyên nhân: phần lớn là do di truyền

⇒ Dấu hiệu: trẻ khi sinh ra đã xuất hiện lớp màng mờ trước mắt, mắt đỏ liên tục, nhạy cảm với ánh sáng.

*** Khuyến cáo: Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên thường xuyên đi khám để kiểm tra thị lực của mắt. Đồng thời, xây dựng chế độ sinh hoạt, thể dục an toàn, sử dụng thuốc nhỏ mắt và đeo kính thường xuyên để bảo vệ đôi mắt của mình. Nếu có các dấu hiệu bất thường như đã kể trên, hãy đi khám ngay để kịp thời phát hiện và chữa trị.

CÁCH CHỮA TRỊ TĂNG NHÃN ÁP HIỆU QUẢ

Theo khảo sát y tế, tỉ lệ những người mắc tăng nhãn áp thường thuộc nhóm đối tượng như: người trên 40 tuổi, tiền sử gia đình mắc tăng nhãn áp, tác dụng phụ do dùng thuốc Corticosteroid dài ngày, người cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,....

Loại bệnh này sẽ có ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là khi trở nặng và có biến chứng mù lòa. Vì thế, việc phát hiện ra các dấu hiệu ban đầu của bệnh tăng nhãn áp và điều trị sớm là cần thiết.

Điều trị bằng thuốc

Với tình trạng tăng nhãn áp góc đóng hoặc tăng nhãn áp góc mở, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các loại thuốc nhỏ mắt, kết hợp với thuốc uống để hạ nhãn áp và duy trì thị lực. Trong trường hợp nguy hiểm, không thể chữa khỏi thì mới áp dụng phẫu thuật chuyên sâu để ngăn chặn bệnh tấn công sang mắt còn lại và hệ thần kinh. Đương nhiên, để mang lại hiệu quả cao thì bạn cần phải thăm khám và được bác sĩ kê đơn với các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh bị tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ phát thì buộc phải chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật thì mới đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Việc phẫu thuật sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tăng nhãn áp, đặc biệt là không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Tuy nhiên, với những người đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,...thì cần phải thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện phẫu thuật. Điều này sẽ giúp hạn chế các tương tác có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Vì thế, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

 Một số cách chăm sóc mắt tốt để ngăn ngừa tăng nhãn áp

Kiểm soát các bệnh lý có khả năng gây tăng nhãn áp như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp

♦ Sử dụng các loại thuốc chăm sóc mắt phù hợp, tránh kích ứng và tổn thương đến niêm mạc mắt.

Ăn nhiều trái cây, rau củ và tránh xa các chất kích thích

♦ Hạn chế làm việc quá lâu với máy tính, điện thoại, để mắt được nghỉ ngơi và thư giãn.

Nắm được tiền sử bị bệnh về mắt trong gia đình để chủ động phòng ngừa tốt.

♦ Hãy giữ tinh thần thoái mái, tránh căng thẳng, gây áp lực đến hệ thần kinh và mắt.

Tăng nhãn áp thật sự rất nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và chữa trị sớm. Vì thế, hãy thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường nhằm đảm bảo một đôi mắt khỏe mạnh . Nếu muốn được tư vấn thêm bất kỳ vấn đề liên quan nào, vui lòng nhấp vào >Khung chat< bên dưới để được hỗ trợ ngay.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM