Thu gọn danh mục

Nuốt nước bọt đau họng hoặc cảm thấy bị “nghẹn” khó chịu là tình trạng rất hay gặp phải, khiến người bệnh thấy không thoải mái khi giao tiếp hoặc ăn uống. Nguy hiểm hơn, đây còn là dấu hiệu đứng đằng sau hàng loạt các bệnh nguy hiểm. Vậy nuốt nước bọt bị đau họng là bệnh gì? chữa trị như thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay các thông tin chuyên gia tư vấn ngay dưới đây.

NUỐT NƯỚC BỌT ĐAU HỌNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn thì các cơ họng hoạt động theo cơ chế co bóp, đẩy thức ăn xuống thực một cách suôn sẻ. Nếu niêm mạc họng bình thường, sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

Nhưng nếu cổ họng bị tổn thương, viêm, loét, niêm mạc họng xung huyết và nhạy cảm hơn hoặc có vật cản thì sự co thắt và chà xát vào nhau gây đau, rát. Lúc này, bạn có thể trải qua cảm giác đau họng khi nuốt nước bọt (đau một hoặc hai bên), có thể đau lan lên thái dương.

Nếu nuốt nước bọt đau họng nhẹ sẽ giảm dần và khỏi sau một vài ngày. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề nguy hiểm hơn, cần thăm khám và chữa trị bằng phương pháp thích hợp.

5+ BỆNH LÝ KHIẾN BẠN BỊ NUỐT NƯỚC BỌT ĐAU HỌNG

Hầu hết chúng ta có thể đã từng trải qua cảm giác nuốt nước bọt bị đau họng ở một hoặc hai bên. Nếu tình trạng này kéo dài, cần đi kiểm tra sớm, việc xác định được đúng nguyên nhân sẽ giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hiệu quả trong giai đoạn đầu.

Theo đó, 5 nguyên nhân bệnh lý dưới đây có thể liên quan đến nước nước bọt đau họng

► Viêm họng cấp tính

Đây là nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị đau họng, rát cổ hoặc nuốt nước bọt đau họng. Tình trạng viêm họng xảy ra có thể do virus, vi khuẩn hoặc họng bị kích ứng bởi các chất kích thích (bụi bẩn, khói thuốc, môi trường ô nhiễm, hóa chất)

Bên cạnh đau họng khi nuốt nước bọt; người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: ho, nghẹt mũi, hắt xì, nhức đầu, đau cơ, thay đổi vị giác, mệt mỏi, chán ăn…

► Viêm họng liên cầu khuẩn

Đây là tình trạng nghiêm trọng chủ yếu do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra; có thể gây biến chứng ở thận, khớp, tim… và để lại những di chứng nặng nề. Bên cạnh khi nuốt nước miếng thấy đau, khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: đau và nổi đốm đỏ ở hầu họng, hơi thở hôi, sốt, sưng hạch ở cổ…

► Viêm họng do nhiễm nấm

Khi họng bị nhiễm nấm phát triển ở miệng, hạ họng, hầu họng,… sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ngứa họng, rát cổ; nuốt nước bọt hoặc thức ăn, đồ uống đều bị đau họng; trên lưỡi và phía sau họng nổi mảng/đốm trắng; khóe miệng đỏ ửng bất thường.

→ Nếu triệu chứng kéo dài, nấm họng có thể khiến người bệnh chán ăn, hôi miệng, giảm hoặc mất vị giác

► Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng amidan bị virus và vi khuẩn xâm nhập, quá tải và gây sưng viêm. Lúc này người bệnh há họng thấy amidan sưng to (một hoặc hai bên), người bệnh thấy vướng họng, ho khan hoặc ho có đờm, cổ họng đau rát, hơi thở hôi. Khi nhai nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt bị đau họng.

Với tình trạng viêm amidan hốc mủ hoặc áp-xe amidan thì tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các tổ chức viêm lúc này bị hóa mủ, sưng to, đau nhức… nếu không điều trị kịp thời thì tại vị trí sưng viêm đau nhức dữ dội, ăn uống kém, cản trở đường thở gây ngạt thở.

► Biến chứng từ các bệnh mũi, tai

Do các khoang tai – mũi – họng thông nhau, nên khi các cơ quan lân cận bị viêm, cũng tác động đến các dây thần kinh, gây đau nhức ở vòm họng. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng như nuốt nước bọt đau họng:

+ Viêm xoang: Khi niêm mạc xoang bị sưng viêm, các dịch nhầy có thể chảy ngược xuống họng, gây rát họng, đau cổ, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, đau khi nuốt nước bọt.

+ Viêm tai giữa: Khi viêm tai giữa gây đau nhức sâu trong tai, có tính lan tỏa, nên khi nuốt thức ăn sẽ tác động đến dây thần kinh tạo áp lực lên tai, gây đau nhức khi nuốt.

► Trào ngược dạ dày – thực quản

Đôi khi tình trạng viêm thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản gây ra tạo nên các cơn co thắt, trào ngược acid từ dạ dày lên, thực phẩm sẽ đi vào thực quản gây ra thắt nghẹn ở cổ hoặc tổn thương đau rát khi nuốt.

Kèm theo đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: nóng rát sau xương ức, ợ chua – ợ nóng, trào thức ăn và dịch vị lên họng gây sặc, ho; cảm giác vướng ở cổ, khàn giọng do viêm thanh quản,…

► Tổn thương trong họng do ăn uống

Niêm mạc ở họng khá mỏng và nhạy cảm, do đó nếu cố gắng ăn đồ cay, nóng, uống nước nóng; uống rượu mạnh hoặc bị mắc dị vật ở họng (thường gặp là mắc xương cá) sẽ làm tổn thương vùng họng, người bệnh sau đó sẽ có cảm giác vướng, bỏng rát hoặc đau khi nuốt nước miếng.

Trong đó, hóc dị vật ở họng là tình trạng cần chú ý và nên xử lý sớm, bởi một số trường hợp xương/dị vật găm vào thịt ở họng gây đau nhói khi nuốt; nếu nguy hiểm hơn, dị vật lớn, sắc nhọn lỡ trôi vào dạ dày, thực quản gây thủng sẽ rất nguy hiểm.

► Bệnh ung thư vòm họng

Hiện nay, tỉ lệ ung thư vòm họng tăng cao nên khi có triệu chứng bất thường người bệnh cũng cần chú ý, bởi dấu hiệu căn bệnh này khá mờ nhạt, tiến triển âm thầm. Nhưng các khối u (ung thư) ở trong cổ họng phát triển lớn dần, sẽ khiến người bệnh bị đau khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn; cơ thể lúc này cũng mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân, khó nói, ho ra có lẫn máu trong nước bọt hoặc đờm…

► Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt kể trên; thì một số các nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này, nhưng triệu chứng “sơ sơ” và sẽ hết nhanh sau một vài tiếng đến một vài ngày: Dị ứng gây ngứa họng đau họng, khô họng, căng cơ họng khi nói to và nói nhiều, bị nhiệt miệng…

➯CẢNH BÁO: Theo các phân tích có thể thấy được tình trạng nuốt nước bọt đau họng có liên quan đến khá nhiều nguyên nhân mà phần lớn là do bệnh lý. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan “đoán bệnh” và mua thuốc điều trị tại nhà hay áp dụng các mẹo dân gian. Đây là việc làm sai lầm khiến bệnh tiến triển nặng, nguy hiểm cho sức khỏe và cũng khó khăn, tốn kém cho quá trình chữa trị về sau.

CÁCH CHỮA TRỊ NUỐT NƯỚC BỌT ĐAU HỌNG HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG

Cách chữa nuốt nước bọt đau họng hiệu quả là phải can thiệp “đúng bệnh – đúng phương pháp”. Để làm được điều này, bệnh nhân phải đi khám và xác định được nguyên nhân gây bệnh? mức độ bệnh tiến triển như thế nào? Cơ địa bệnh nhân? Từ đó thì bác sĩ mới có thể tư vấn được phác đồ phù hợp.

Đa phần các trường hợp đau họng khi nuốt nước bọt do viêm nhiễm họng hoặc xoang/tai giữa ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm kháng sinh, kháng viêm, thuốc đặc trị… để phục hồi tổn thương, giảm triệu chứng dần dần.

Với trường hợp do viêm amidan sưng to, viêm amidan hốc mủ hay áp-xe amidan bác sĩ sẽ can thiệp tiểu phẫu JCIC-Plasma công nghệ Mỹ cắt amidan an toàn.

Với trường hợp bị dị vật/mắc xương cá ở họng thì bác sĩ sẽ tiến hành soi họng, xác định vị trí và gắp dị vật ra một cách an toàn, nhẹ nhàng, chính xác.

Lưu ý: Người bệnh nên tuân thủ theo đúng những chỉ định điều trị từ bác sĩ. Nếu được kê toa thuốc, hãy sử dụng đúng thuốc - đúng liều; không tự ý tăng/giảm liều hay dừng thuốc giữa chừng gây tác dụng phù hoặc tình trạng “lờn thuốc”.

Bên cạnh điều trị, thì việc chăm sóc vùng họng đúng cách cũng giúp gia tăng hiệu quả, rút ngắn được thời gian phục hồi:

Nên súc miệng bằng nước muối ấm

Kiêng ăn đồ cay, quá nóng hoặc đồ lạnh

Có thể dùng thêm viêm ngậm đau họng để giảm bớt cảm giác khó chịu

Có thể dùng thêm máy phun sương giữ độ ẩm ở cổ họng

Uống nhiều nước mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên

Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học; chất xơ và vitamin, khoáng chất

• Tránh uống rượu bia, không hút thuốc​

Liên hệ ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - địa chỉ khám chữa bệnh tai mũi họng uy tín tại TPHCM.

• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến tình trạng nuốt nước bọt đau họng, mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong nhận biết và chủ động điều trị bệnh sớm . Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với BS tai mũi họng giỏi, vui lòng Nhấn vào Khung Chat bên dưới để được hỗ trợ tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM