Thu gọn danh mục

Hẳn bạn sẽ nghĩ rằng, nước tiểu có bọt là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đó lại là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, suy giảm chức năng thận,... Vì thế, bạn nên trang bị ngay một số kiến thức cần thiết để nhận biết và điều trị kịp thời.

Nước tiểu có bọt xuất phát từ nguyên nhân nào?

Với những người luôn quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình hẳn sẽ khá lo lắng khi phát hiện nước tiểu có bọt bất thường. Vậy, nước tiểu có bọt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?....

Nước tiểu có bọt do cơ thể mất nước

Một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt đó chính là cơ thể của bạn đang mất nước. Theo khuyến cáo, những người bình thường cần phải nạp đều đặn 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, với đối tượng thường xuyên vận động, tập thể dục thì cần phải bổ sung nhiều hơn. Việc uống nước đầy đủ sẽ giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Nếu bạn bị mất nước nhiều thì lượng nước tiểu sẽ bị cô đặc và nhiều bọt hơn so với bình thường.

Protein trong nước tiểu quá cao

Khi bạn bổ sung protein ở lượng lớn, vượt so với quy chuẩn bình thường thì buộc cơ thể sẽ đào thải qua đường tiểu tiện. Bởi hằng ngày, cơ thể của bạn chỉ nạp một lượng protein định để duy trì hoạt động. Ngoài ra, với những người có các bệnh lý về thận, huyết áp cao, tiểu đường cũng là đối tượng dễ tăng protein trong nước tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng khiến nước tiểu có bọt nhiều.

Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Với những đối tượng người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường sẽ đi tiểu có bọt nhiều hơn bình thường. Bởi lúc này, vi khuẩn đang xâm nhập vào bàng quang khiến nước tiếu sủi bọt, đồng thời gây nên một số triệu chứng khác như đi tiểu rát, tiểu buốt, tiểu liên tục. Với tình trạng nặng, người bệnh có thể đi tiểu ra máu. Khi phát hiện nước tiểu có bọt nhiều bất thường, kèm theo các biểu hiện trên thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định bệnh lý.

Bệnh nhân bị tiểu đường

Nước tiểu có bọt cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân bị tiểu đường. Khi lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ trực tiếp bài tiết qua đường tiểu tiện. Theo đó, các phân từ glucose và protein dư thừa sẽ đào thải ra ngoài, khiến nước tiểu có bọt. Với những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát, ngoài dấu hiệu nước tiểu có bọt thì còn kèm theo hiện tượng mờ mắt, ngứa da, khô miệng, mệt mỏi, khát nước liên tục,...

Người bị cao huyết áp

Những người đang mắc bệnh cao huyết áp, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến cơ chế hoạt động của thận. Từ đó, sẽ khiến cho lượng nước tiểu đào thải ra ngoài xuất hiện bọt nhiều. Với những đối tượng này, cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để không gặp các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, hiện tượng nước tiểu ra bọt nhiều cũng có thể là do bạn đi tiểu với lực mạnh hoặc do các sản phẩm vệ sinh toilet đang dùng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở ý tế/ bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác.

Các cách điều trị các bệnh lý liên quan đến nước tiêu có bọt

Như bạn đã biết, nước tiểu có bọt cũng xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, các hướng điều trị cũng cần phải phù hợp thì mới đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa cho sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

Cung cấp lượng nước đầy đủ cho cơ thể

Nếu hiện tượng nước tiểu có bọt do cơ thể thiếu nước thì bạn cần phải cân bằng lại lượng nước cần nạp hằng ngày. Nếu bạn thường xuyên vận động, hãy bổ sung nhiều nước hơn so với người bình thường. Đây chính là cách tăng cường khả năng thanh lọc của cơ thể, cải thiện tình trạng nước tiểu có bọt và hạn chế nhiều bệnh lý liên quan đến gan, thận, đường tiết niệu,...

Điều trị bằng các loại thuốc phù hợp

Nước tiểu có bọt cũng là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm đường tiết niệu, xuất tinh ngược, suy giảm chức năng thận,... Với các trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định loại bệnh, kiểm tra mức độ nặng nhẹ. Đồng thời, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc tương ứng để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Lọc máu để cải thiện các bệnh lý về thận ở tình trạng nặng

Với các trường hợp bệnh nhân bị tổn thương thận hoặc suy giảm chức năng thận ở mức độ nặng, thường sẽ tiến hành lọc máu. Phương pháp này sẽ giúp các chất thải dư thừa được lọc ra ngoài, làm sạch máu và cải thiện bệnh lý nhanh chóng.

Xây dựng một nếp sống lành mạnh

Việc xây dựng một nếp sống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế được các bệnh lý nguy hiểm, trong đó các các loại bệnh liên quan đến nước tiểu có bọt. Đương nhiên, một lối sống lành mạnh sẽ là: không hút thuốc, hạn chế tối đa các chất kích thích, tập thể dục đều đặn và đúng cách, uống nước đầy đủ, ăn uống khoa học,... Đặc biệt, bạn nên thăm khám định kỳ để có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình tốt.

Từ những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được, nước tiểu có bọt là bệnh gì. Để chắc chắn hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế/ phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám, làm xét nghiệm và có hướng điều trị hiệu quả. Tại TP HCM, bạn có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được các bác sĩ trực tiếp kiểm tra tình trạng sức khỏe hoặc Nhấp vào bảng chat bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn. 

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM