Thu gọn danh mục

Hôi miệng và nguyên nhân gây hôi miệng là một vấn đề cá nhân có phần tế nhị. Mặc dù chỉ là một tình trạng thông thường của răng miệng nhưng lại gây ra tâm lý ngại giao tiếp, chưa kể đến còn khiến người đối diện cảm thấy khó chịu. Vậy thì đâu là nguyên nhân gây ra bệnh này, và làm cách nào để chữa? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Tìm hiểu về bệnh hôi miệng

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là biểu hiện của hơi thở có mùi, có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi. Nó là một biểu hiện rất phổ biến nhưng không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, xét về yếu tố tâm lý và cả thẩm mỹ thì hôi miệng là một vấn đề cần khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi vì người mắc tình trạng hôi miệng sẽ gặp hạn chế trong giao tiếp, khiến bản thân sinh ra tâm lý ngại giao tiếp và người khác sẽ dần xa lánh bạn.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh hôi miệng

Nếu bạn cảm thấy bản thân xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây thì phải nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên do, từ đó có cách điều trị thích hợp:

♦ Hơi thở có mùi:

Đây là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng để kết luận ai đó đang mắc phải bệnh hôi miệng. Khi hơi thở của bạn có mùi khó chịu thì phải nghĩ ngay đến chứng hôi miệng khó ưa. Biểu hiện này đặc biệt xuất hiện vào những lúc sáng sớm ngay khi bạn ngủ dậy và ngay cả những lúc bạn đói bụng hoặc cơ thể mỏi mệt.

♦ Xuất hiện các bệnh về răng miệng:

Đang khỏe mạnh bỗng dưng đột ngột có các biểu hiện bệnh răng miệng viêm răng, viêm lợi, viêm nha chu,… thì cũng là dấu hiệu của bệnh răng miệng. Do đó, nếu có bệnh về răng miệng thì nên đến bệnh viện, phòng nha khoa để được điều trị sớm.

♦ Răng ố vàng, nhiều mảng bám:

Hàm răng trắng tinh sạch sẽ sẽ không thể nào là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sống được. Ngược lại, răng ố vàng, có nhiều mảng bám chính là cơ sở hình thành ổ vi khuẩn và khiến cho miệng bạn có mùi khó chịu, hôi miệng xuất hiện.

♦ Miệng có cảm giác khô khan:

Một biểu hiện khác của bệnh hôi miệng chính là miệng khô, nước bọt không tiết ra nhiều như bình thường. Điều này cũng khiến cho vi khuẩn hoạt động, phát triển và khiến miệng bạn bị hôi.

Một số nguyên nhân gây hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý hôi miệng mà chúng ta vẫn thường hay gặp. Có khi chỉ đơn giản là do vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày không được đúng cách, hoặc do cơ thể đang bị bệnh nào đấy cũng sẽ khiến chứng hôi miệng lên ngôi.

Sự phân hủy protein của vi sinh vật lẫn thức ăn trong khoang miệng sẽ hình thành chứng hôi miệng. Bởi vì khi quá trình phân hủy xảy ra sẽ dẫn đến sự bay hơi gốc sunfat gây ra mùi khó chịu.

Do đó, có thể liệt kê các nguyên nhân chính gây hôi miệng sau đây:

Do vệ sinh răng miệng không đúng

Trong quá trình ăn uống hàng ngày, lượng thức ăn còn bám lại nơi các kẽ răng, chân răng hoặc bề mặt lưỡi sẽ là môi trường phát triển của vi khuẩn. Sự hoạt động của vi khuẩn tiết ra các chất có mùi khó chịu, khiến cho răng bạn bị hư và miệng bạn bị hôi.

Sau mỗi bữa ăn, cần làm sạch răng miệng, đánh răng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám thức ăn cũng như loại bỏ vi khuẩn lên men, gây mùi. Đây cũng là cách để tránh răng bị sâu, bị hư, vì khi răng bị sâu cũng tạo nơi trú ẩn cho vi khuẩn.

Do mắc các bệnh liên quan đến răng miệng

Các bệnh về răng miệng phần lớn đều sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng, khiến miệng có mùi hôi. Đơn giản như miệng bị nhiễm trùng, lở loét cũng sẽ khiến bạn bị hôi miệng, do vi khuẩn làm ổ và tiết ra các chất có mùi khó chịu. Hay bệnh sâu răng, bệnh về lợi, nha chu cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh hôi miệng mà đôi khi chúng ta lại không để ý tới.

Những bệnh lý về lưỡi như viêm lưỡi, lưỡi bị nứt, lưỡi trắng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng. Vì lúc này bệnh về lưỡi vô tình tạo ra môi trường ít oxy đã làm tuyến nước bọt hoạt động hạn chế. Khi nước bọt ít dẫn đến khô miệng, tính axit trong miệng lại tăng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Ngoài ra, các nhiễm trùng ở nướu, chân răng hay quanh cổ răng cũng dẫn tình trạng hôi miệng. Thông thường các tế bào trong miệng sẽ chết và bị cuốn ra khỏi miệng nhờ nước bọt theo chu kỳ 2 đến 4 ngày. Nhưng, ở một số người thì chu kỳ ngắn hơn, chỉ trong vòng vài giờ nên lượng tế bào chết không kịp ra khỏi khoang miệng mà tự phân hủy trong miệng gây ra hôi miệng.

Do các bệnh lý khác gây ra

Mặc dù miệng là một bộ phận riêng tưởng chừng không liên quan đến các bộ phận khác trong cơ thể, nhưng thực chất tất cả đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, khép kín trong một cơ thể. Đặc biệt là chuỗi liên kết tai – mũi – họng, là bộ 3 liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu một trong 3 cơ quan này bị bệnh thì các cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng.

Mặt khác, các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bệnh về gan, thận, tiểu đường cũng khiến miệng bạn có mùi hôi.

Các bệnh liên quan đến bệnh mũi – xoang như viêm mũi, viêm xoang là nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi khó chịu. Các bệnh liên quan đến họng như viêm họng, ung thư vòm họng, viêm amidan cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng.

Hôi miệng do thực phẩm

Một số loại thực phẩm đặc trưng có mùi như sầu riêng, mắm tôm, mắm ruốc, … cũng làm cho hơi thở nặng mùi. Tuy nhiên, sau khi ăn uống những món này bạn chú ý đánh răng súc miệng thật kỹ, sử dụng kẹo ngậm vị bạc hà để làm mất đi các mùi đặc trưng kia.

Đồng thời, những người sử dụng bia rượu, thuốc lá nhiều cũng sẽ có mùi khó chịu trong hơi thở hơn là nhóm người không sử dụng các loại này.

Phương pháp điều trị hôi miệng

Để điều trị chứng hôi miệng , bạn cần đến bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. 

+ Nếu xác định hôi miệng là do các bệnh lý liên quan đến mũi – xoang, bạn cần sự tư vấn và thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín như Phòng khám đa khoa Hoàn CầuVới đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng việc cập nhật các kỹ thuật điều trị tiên tiến, điển hình là JCIC - Plasma công nghệ Mỹ, liệu trình kết hợp đông - tây y sẽ giúp bạn xóa tan nỗi lo hôi miệng.

Bên cạnh đó, nên vệ sinh răng miệng hằng ngày sạch sẽ, kết hợp sử dụng nước muối để súc miệng, ăn nhiều hoa quả tươi, đặc biệt là hoa quả chứa nhiều vitamin C để trị chứng hôi miệng. Vì các loại hoa quả này giúp gia tăng quá trình tiết nước bọt, ngăn chặn sự khô miệng chính là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

 Ăn sữa chua cũng là cách điều trị hôi miệng tại nhà rất hiệu quả. Vì sữa chua giúp ngăn chặn sự gây mùi, ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn đồng thời hạn chế sự xuất hiện của các mảng bám trên răng.

Hôi miệng là một chứng mà bất kỳ ai cũng không muốn mắc phải. Do đó, nếu cảm thấy mình có dấu hiệu của hôi miệng thì hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách điều trị để bản thân tự tin hơn bạn nhé! Nhấn vào khung chat hoặc gọi đến Hotline 028 3923 9999 để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM