Thu gọn danh mục

Rối loạn điện giải là mất cân bằng các khoáng chất có trong cơ thể, bao gồm tăng hay giảm các chất điện giải. Rối loạn hay mất cân bằng điện giải có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mắt, co giật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, cần tìm hiểu ngay những dấu hiệu nhận biết rối loạn điện giải để sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục tình trạng này.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Rối loạn điện giải là gì? Nhóm đối tượng dễ bị rối loạn điện giải

Tìm hiểu tình trạng rối loạn điện giải

♦ Chất điện giải bao gồm các khoáng chất như: Kali, natri, canxi, clo, phosphate… Những khoáng chất này là thành phần quan trong và hiện diện trong khắp cơ thể như: Trong dịch thể, trong máu và nước tiểu… Có thể bổ sung những chất điện giải trên qua thức ăn, nước uống hay các thực phẩm chức năng.

♦ Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng các khoáng chất kể trên trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do nôn mửa, tiêu chảy… hay mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh đường hô hấp, bệnh tuyến giáp…

♦ Các khoáng chất trong cơ thể nếu ở mức cân bằng và duy trì tại một nồng độ định sẽ giúp cơ thể hoạt động ổn định. Do đó, khi xảy ra tình trạng rối loạn điện giải sẽ gây ra các rối loạn nghiêm trọng trên khắp cơ thể, thậm chí có thể gây rối loạn hoạt động của tim và não.

♦ Trong các dạng rối loạn điện giải, trường hợp nghiêm trọng thường liên quan đến sự bất thường của nồng độ natri, clo, magie, kali, canxi hay phosphate…

Lưu ý: Đây cũng là một trong các lý do gây đau nhức chân tay sau khi uống rượu.

Một số dạng rối loạn điện giải

Rối loạn điện giải có thể bao gồm một số dạng điển hình sau:

♦ Rối loạn (tăng – giảm) nồng độ canxi trong máu

♦ Rối loạn (tăng – giảm) nồng độ magie trong máu

♦ Rối loạn (tăng – giảm) nồng độ clo trong máu

♦ Rối loạn (tăng – giảm) nồng độ kali trong máu

♦ Rối loạn (tăng – giảm) nồng độ natri trong máu

♦ Rối loạn (tăng – giảm) nồng độ phosphat trong máu

Rối loạn điện giải là mất cân bằng các khoáng chất có trong cơ thể

Rối loạn điện giải là mất cân bằng các khoáng chất có trong cơ thể

Nhóm đối tượng dễ bị rối loạn điện giải

Bất kỳ ai cũng có thể bị rối loạn điện giải, tuy nhiên một số nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn. Cụ thể:

♦ Mắc bệnh hay có tiền sử mắc bệnh: Điển hình là khi mắc bệnh thận, thận yếu và không đủ chức năng lọc các khoáng chất để cung cấp đủ cho cơ thể.

♦ Nhóm người bị mất nước: Tiêu chảy, nôn mửa, lạm dụng thuốc nhuận tràng… gây mất nước, bị bulimia hay chán ăn có nguy cơ bị rối loạn điện giải cao.

♦ Nhóm đối tượng khác: Nghiện rượu nặng và bị xơ gan, rối loạn ăn uống, suy tim xung huyết, bỏng nặng, gãy xương, mắc bệnh tuyến giáp và cận giáp…

Những dấu hiệu nhận biết rối loạn điện giải

Đa phần những trường hợp rối loạn điện giải thể nhẹ thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, mọi người vẫn cần lưu ý nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu điển hình khi bị rối loạn điện giải như:

Mất nước

♦ Mất nước vừa là nguyên nhân vừa là dấu hiệu nhận biết rối loạn điện giải. Triệu chứng mất nước do rối loạn điện giải rất đa dạng, phụ thuộc vào loại chất điện giải bị mất cân bằng và tăng hay giảm chất điện giải.

♦ Một trong những chất điện giải có hàm lượng cao trong cơ thể natri, và khoáng chất này cũng đóng vai trò quan trọng là duy trì lượng dịch trong cơ thể. Nếu tăng nồng độ natri trong máu, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau: khát nước, mất nước nặng, lú lẫn, dễ bị kích động; nghiêm trọng hơn có thể co giật và hôn mê.

Mệt mỏi

♦ Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến của tình trạng rối loạn điện giải và thiếu magie có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

♦ Thiếu hụt magie có thể liên quan đến một số vấn đề như: Uống quá nhiều rượu, thói quen ăn uống kém, dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sử dụng thuốc giảm axit dạ dày…

Tim đập nhanh hoặc chậm bất thường

Tim đập nhanh hay chậm là một trong các triệu chứng rối loạn điện giải

Tim đập nhanh hay chậm là một trong các triệu chứng rối loạn điện giải

♦ Kali không chỉ hỗ trợ điều chỉnh chức năng bình thường của não và hệ thần kinh mà còn kết hợp với natri để duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và tim mạch. Vì thế, kali là khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim.

♦ Khi hạ kali trong máu do mất nước, trường hợp nhẹ thường không có triệu chứng, nhưng nếu hạ kali trong máu ở mức độ trung bình có thể xuất hiện các triệu chứng như: cơ bắp yếu, cơ co giật, tê bì, ngứa râm ran, nhịp tim đập nhanh hoặc chậm, nghiêm trọng hơn có thể ngừng tim. Còn nếu tăng kali trong máu có thể gây yếu cơ, liệt, rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng.

Ngứa râm ran ở các ngón tay và bàn tay

♦ Canxi có nhiệm vụ cho quá trình hình thành xương, đông máu, co thắt cơ, hỗ trợ hoạt động của enzym và duy trì nhịp tim bình thường. Nếu rối loạn điện giải do cơ thể thiếu canxi có thể gây ra một số triệu chứng rất nhẹ như: ngứa râm ran ở các ngón tay – bàn tay – lưỡi, nặng hơn là co giật hoặc rối loạn nhịp tim.

♦ Trường hợp thừa canxi có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: khát nước, đi tiểu thường xuyên, sỏi thận, đau xương, yếu cơ, lú lẫn, trầm cảm, mệt mỏi, đau bụng, táo bón.

Ngứa ngáy nhiều và tuần hoàn kém

♦ Phosphat có nguồn gốc từ phospho, lượng phosphat trong máu rất cần thiết cho quá trình tạo ra các phân tử năng lượng ATP, giúp lưu trữ và vận chuyển năng lượng đến tế bào.

♦ Khi rối loạn điện giải do lượng phospho trong cơ thể tăng cao, người bệnh sẽ bị ngứa ngáy và canxi hóa các mạch máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn và gây sỏi thận. Nếu cơ thể thiếu hụt phospho sẽ xuất hiện các triệu chứng như: yếu cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng.

Lời khuyên dành cho những người bị rối loạn điện giải

Các chuyên gia chia sẻ, đối với những trường hợp rối loạn điện giải thể nhẹ, người bệnh có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu chất điện giải như: khoai tây, khoai lang, bơ, rau bina, nấm, các loại đậu và trái cây…

♦ Tuy nhiên, với trường hợp rối loạn điện giải nghiêm trọng thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý. Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào dạng rối loạn điện giải và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Bổ sung thực phẩm giàu chất điện giải để kiểm soát rối loạn điện giải

Bổ sung thực phẩm giàu chất điện giải để kiểm soát rối loạn điện giải

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lý để sức khỏe nhanh phục hồi cũng như phòng ngừa rối loạn điện giải lại phát sinh. Cụ thể:

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để lưu thông máu huyết và tăng cường sức khỏe.

♦ Không nên hoặc hạn chế việc sử dụng bia – rượu và các chất kích thích.

♦ Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa hoặc ăn quá bữa.

♦ Uống đủ lượng nước mỗi ngày, bên cạnh đó có thể bổ sung các loại nước có chứa chất điện giải để bổ sung khoáng chất tự nhiên cho cơ thể.

Mong rằng, qua những thông tin trên được Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu tổng hợp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn điện giải. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó cần xử lý ngay để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM