Thu gọn danh mục

Bệnh ngoài da ở trẻ rất đa dạng, chúng dễ dàng xuất hiện bởi sự nhạy cảm của làn da bạn nhỏ và những tác động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù ban đầu bệnh ngoài da không gây hại nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng rõ ràng chúng gây nhiều phiền toái, đau đớn, khó chịu cho trẻ. Các bố mẹ phải tìm hiểu kỹ về các căn bệnh đó để có cách phòng ngừa cũng như chăm sóc khi con mình lỡ mắc phải.

Bệnh mụn nhọt ở trẻ em

Khi nang lông và các tổ chức lân cận bị nhiễm trùng, nhiều bệnh xảy ra cho bé, trong số phổ biến là mụn nhọt. Bệnh này tác nhân chủ yếu gây nên là tụ cầu, khiến mụn nhọt mọc ở nhiều nơi trên cơ thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, không ăn ngủ tốt như bình thường.

Triệu chứng:

- Ban đầu, da bị sưng đỏ, nóng, gây đau nhức

- Dần dần các mụn nhỏ mềm và vỡ ra làm chảy mủ, thành sẹo

- Các nốt mụn nhọt lan ra nhiều vị trí trên cơ thể, trẻ quấy khóc khó chịu

Mụn nhọt thường xảy ra với các bé sống trong môi trương ẩm thấp, thiếu khí trời, vệ sinh không đảm bảo. Ngoài ra những đứa trẻ thường xuyên tiêu thụ thực phẩm ngọt, ít ăn rau, cũng dễ mắc bệnh.

Bố mẹ cần làm gì?

+ Đưa trẻ đến bác sĩ để khám ngay khi có các dấu hiệu những nốt mụn nhọt ngày càng nhiều, lan rộng, gây đau đớn cho trẻ.

+ Nếu tình trạng nhẹ, hãy dùng cồn 70 – 90 độ hoặc thuốc sát trùng, chấm lên vết nhọt, dùng miếng gạc y tết để băng lại.

Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cố làm vỡ những nốt mụn nhọt trên người con. Làm như vậy rất dễ dẫn đến nhiễm trùng và khiến con bị đau, rát, chảy máu.

Ghẻ lở

Có thể từ những vết muỗi đốt, kiến cắn, trẻ cũng dần bị ghẻ lở tấn công trên da. Ngoài ra khi trong nhà có người bị ghẻ thì làm ơn tránh xa các bé ra để không lây cho bé.

Triệu chứng:

+ Cơ thể bé xuất hiện các mụn nước ở kẽ tay, chân, bụng, bộ phận sinh dục

+ Mụn ghẻ ngày càng nhiều với mức độ nặng hơn, khó kiểm soát

+ Ban đêm trẻ càng khó chịu vì ngứa ngáy và đau rát, trẻ quấy khóc

Bố mẹ cần làm gì?

Tốt , hãy phòng ngừa tối đa, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh ghẻ lở, không ngủ chung, dùng đồ chung để tránh lây lan vì da trẻ rất nhạy cảm.

Nếu trẻ đã bị ghẻ, bố mẹ cần đem con đi bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt, điều trị cả người hằng ngày tiếp xúc với bé. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ thật kỹ lưỡng, đặc biệt tắm và lau sạch những vị trí như kẽ ngón tay, bẹn, rốn,…

Viêm da, hăm da

Tã lót và quần áo quá chật là nguyên nhân chủ yếu khiến các bé yêu nhà bạn dễ bị viêm, hăm da. Theo thống kê thì những trẻ ở độ tuổi 9 – 12 tháng thường bị vấn đề này. Ngoài ra trẻ bú mẹ thì nguy cơ bệnh thấp hơn so với trẻ bú ngoài.

Triệu chứng:

+ Hiện các dát đỏ ở vùng tiếp xúc với  tã, bỉm như  mông, đùi, vùng bụng dưới

+ Vùng da viêm có dát màu đỏ tươi, bóng, có chảy dịch, sau đó bong tróc vảy

+ Đỏ da, vảy nến, xuất hiện các u hạt lan tỏa, gây tổn thương bộ phận sinh dục

+ Các bé trai bị viêm da còn có thể gây nêm viêm nhiễm đường tiết niệu cấp tính

Bố mẹ cần lầm gì?

- Giữ vùng da bé sạch, thoáng, không cho tiếp xúc với sữa tắm, xà bông, thuốc tẩy rửa hóa học,…

- Đảm bảo vệ dinh cá nhân cho bé được tốt, không để bé mặc tã lót liên tục hoặc trong thời gian dài

- Cần cho trẻ uống nhiều nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau, nếu bé đang còn bú mẹ thì người mẹ thực hiện đều này

- Khi có dấu hiệu đáng nghi, hãy đưa trẻ đi khám tại bác sĩ nhi, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà

Rôm sẩy

Nhiều nguyên nhân làm cho tuyến mồ hôi của trẻ bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng rôm sẩy, khiến các bé ngứa ngáy và khó chịu. Vấn đề này kể ra rất phổ biến, hầu hết bé nào cũng từng trải qua khi còn nhỏ.

Triệu chứng:

+ Cơ thể bé luôn cảm thấy ngứa, là khi trời nóng, mồ hôi ra nhiều

+ Có nhiều nốt đỏ, nhỏ và cứng thành mảng phát ban, ở những vị trí cơ thể bị nóng, có nếp gấp

Bố mẹ cần làm gì?

Hãy giữ không khí trong nhà được khô ráo, thoáng mát, có đủ khí trời, ánh sáng tự nhiên không quá gay gắt. Bên cạnh đó hãy cho bé uống nước thật nhiều, không mặc quần áo quá nhiều hay đi bỉm.

Nếu cần tắm cho trẻ, hãy dùng nước ấm, có thể là nước khổ qua, lá khế,… Khi tình trạng rôm sảy kéo dài, ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới bé quá nhiều, bố mẹ phải cho con đi khám để điều trị.

Chàm sữa

Trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi là đối tượng thường gặp phải tình trạng chàm sữa. Nguyên nhân gây bệnh cũng chưa được khẳng định cụ thể nhưng nhiều người cho rằng nó liên quan đến yếu tố duy truyền. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh chàm sữa cũng mang đến những rắc rối định.

Triệu chứng:

+ Xuất hiện các vết mụn nhỏ li tị trên da trẻ, thường là ở hai bên má, cằm và trán

+ Sau đó mụn này nhanh chóng vỡ ra, da bị đỏ và rớm dịch

+ Những vết mụn vỡ ra, đóng vảy, da đó hơn, trẻ khó chịu quấy khóc

Nếu không đảm bảo vệ sinh, vết chàm sữa vỡ ra có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.

Bố mẹ cần làm gì?

- Cho bé đi khám, có thể được cho thuốc và kem chống viêm

- Không để trẻ tiếp xúc với lông cho, mèo, các loại bột giặt hóa chất

- Chú ý thật kỹ để trẻ không tự lấy tay cào làm tổn thương da do bị ngứa

- Nên cho con mặt những bộ quần áo bằng cotton, không mặc đồ quá nóng

Những bệnh da liễu khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy và đau rát, tình trạng sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu cha mẹ không quan tâm điều trị và chăm sóc. Vì thế các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo phụ huynh, hãy luôn quan tâm đến sự thay đổi trạng thái, sức khỏe của con mình để kịp thời xử lý những tình huống không mong muốn.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM