Giãn nở tĩnh mạch máu hay suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp hiện nay. Bệnh không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của các chi. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh giãn nở tĩnh mạch máu để sớm nhận biết bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Giãn nở tĩnh mạch máu là gì và dấu hiệu nhận biết bệnh
Giãn nở tĩnh mạch máu hay suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị tổn thương và phình ra, nổi lên sát với bề mặt da. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng giãn nở tĩnh mạch máu qua các dấu hiệu sau:
♦ Có cảm giác đau mỏi và tức nặng ở chi dưới khi đứng quá lâu hoặc đau nhức chân tay sau khi uống rượu
♦ Đau chi dưới khi đi lại nhiều
♦ Đôi khi có thể xuất hiện tình trạng phù nề ở bàn chân và cẳng chân
♦ Phù nề, sưng tím ở mu bàn chân và cẳng chân
♦ Có cảm giác tê ngứa ở chân, chuột rút…
Giãn nở tĩnh mạch máu là bệnh lý rất phổ biến hiện nay
Vào thời điểm này, người bệnh có thể nhầm lẫn bệnh giãn nở tĩnh mạch máu với tình trạng đau nhức thông thường do vận động. Đến khi bệnh phát triển nghiêm trọng, người bệnh có thể dễ dàng quan sát thấy các triệu chứng như:
♦ Dưới da xuất hiện các tĩnh mạch xanh, phình to lên và nổi ngoằn ngoèo gây mất thẩm mỹ.
♦ Da mỏng và khô hơn, ngứa ngáy, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện tình trạng lở loét da chân, viêm da, xơ cứng.
♦ Chân sưng to và thường xuyên bị chuột rút về đêm.
Nguyên nhân bị giãn nở tĩnh mạch máu
Phần lớn tình trạng giãn nở tĩnh mạch máu xuất phát từ việc van tĩnh mạch bị tổn thương. Trong đó, van tĩnh mạch đóng vai trò như cánh cửa một chiều, giúp máu từ tĩnh mạch nông đi qua tĩnh mạch xuyên đến tĩnh mạch sâu về tim và không chảy ngược trở lại.
Nếu các van tĩnh mạch bị tổn thương có thể khiến máu chảy theo chiều ngược lại, ứ đọng ở ngoại vi và gây ra một số biến đổi về huyết động.
Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về cơ chế và nguyên nhận gây giãn nở tĩnh mạch máu; nhưng người bệnh cần lưu ý đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch
♦ Độ tuổi: Càng lớn tuổi, người bệnh có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao, do các van tĩnh mạch và mạch máu đang dần thoái hóa.
♦ Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do nữ giới phải trải qua sự thay đổi hormone khi uống thuốc ngừa thai, mang thai, giai đoạn mãn kinh.
♦ Do đặc thù công việc: Những ai phải đứng hay ngồi nhiều trong thời gian dài, ít vận động, mang vác vật nặng… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
♦ Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị giãn nở tĩnh mạch máu, thì nguy cơ những thành viên khác mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
♦ Béo phì: Đây không chỉ là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch mà có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch
♦ Mất thẩm mỹ, dễ bị chuột rút
♦ Tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng da chân. Từ đó có thể dẫn đến viêm da, lở loét, nhiễm trùng gây mất khả năng vận động và lao động, nhiều trường hợp còn phải cắt cụt chân.
♦ Viêm tắc tĩnh mạch sâu hình thành các khối thuyên tắc. Một khi các khối thuyên tắc di chuyển lên tim có thể gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong đột ngột.
Điều trị giãn nở tĩnh mạch máu tại Đa Khoa Hoàn Cầu
Có thể nhận thấy bệnh giãn nở tĩnh mạch máu rất nguy hiểm đối, nếu không điều trị sớm và hiệu quả có thể phải cắt cụt chân. Chính vì thế, khi nghi ngờ bản thân bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh.
Lưu ý, để việc điều trị đạt hiệu quả cao và nhanh chóng, người bệnh cần tìm cho mình địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Nếu đang làm việc và cư trú tại TPHCM, hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu (80-82 Châu Văn Liêm, P11, Quận 5, TP HCM).
Đa Khoa Hoàn Cầu – địa chỉ điều trị giãn nở tĩnh mạch máu uy tín
Đến đây, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả như:
♦ Dùng thuốc: Áp dụng cho trường hợp giãn nở tĩnh mạch máu dạng nhẹ. Các loại thuốc này có công dụng làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, ngăn chặn quá trình hình thành khối máu đông; đồng thời bổ sung các hoạt chất làm bền thành mạch và hệ cơ xương khớp.
♦ Chích xơ tĩnh mạch: Áp dụng cho trường hợp giãn nở tĩnh mạch máu dạng nặng. Các chuyên gia sẽ đưa một lượng vừa đủ chất xơ hóa, giúp đoạn tĩnh mạch này dần chai cứng và bị đào thải ra ngoài, bên cạnh đó tái tạo hệ thống tĩnh mạch mới.
♦ Vật lý trị liệu: Áp dụng các phương pháp như: Vận động nhẹ theo các bài tập, mang vớ băng ép tĩnh mạch, đèn hồng quang, chiếu tia laser… để làm giảm nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
♦ Phương pháp điều trị khác: Với trường hợp bệnh nặng, để tránh các biến chứng nguy hiểm, chuyên gia sẽ áp dụng phương pháp tiểu phẫu gắp huyết khối hoặc tiểu phẫu loại bỏ tĩnh mạch giãn.
Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh giãn nở tĩnh mạch máu. Nếu còn có thắc mắc hay người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, hãy nhấp ngay vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ ngay.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM