Thu gọn danh mục

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển sang lạnh là các bệnh về đường hô hấp lại xuất hiện phổ biến hơn cả. Trong đó, viêm thanh quản cấp là bệnh lý thường gặp vào mùa thu, khi mà thời tiết đã bắt đầu se lạnh. Việc tìm hiểu những thông tin cần thiết về loại bệnh này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn và biết cách phòng ngừa.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM THANH QUẢN CẤP TÍNH

Viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản xảy ra khi niêm mạc trong thanh quản bị viêm, phù nề. Trường hợp niêm mạc của thanh quản bị viêm nhiễm kéo dài dưới 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản cấp. Nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng, triệu chứng của bệnh cũng khác nhau.

Viêm thanh quản cấp ở người lớn

Bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em là đối tượng thường hay gặp nhiều hơn. Trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi là thời điểm rất dễ mắc phải bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ra

Đa số các trường hợp bị viêm thanh quản cấp đều có tính chất tạm thời và sau đó sẽ hồi phục tốt khi đã giải quyết được tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm niêm mạch thanh quản cấp tính:

♦ Do virus: Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến , trong đó chủ yếu là virus Influenzae gây cảm cúm, APC,... Lúc này triệu chứng tương tự như khi bị cảm lạnh.

♦ Do vi khuẩn: Nguyên nhân này ít phổ biến hơn do mọi người hiện đã tiêm chủng trực khuẩn bạch hầu. Ngoài ra còn có phế cầu, Hemophilus influenzae.

♦ Do sử dụng giọng nói nhiều ở cường độ cao: Phải vận động giọng nói quá nhiều ở cường độ cao, la hét nhiều,...

Triệu chứng viêm thanh quản cấp

Thông thường thì triệu chứng của bệnh lý này chỉ kéo dài khoảng 3 tuần trở lại và tương đối nhẹ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp có nhiều biểu hiện nặng hơn. Dưới đây là những triệu chứng cụ thể:

♦ Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, sốt nhẹ, mức độ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

♦ Ho khan đôi khi có đờm, bị khàn tiếng, đau họng và khó chịu như có vật lạ ở trong họng. Đối với trẻ em có thể bị khó thở trong trường hợp bị phù nề hạ thanh môn, vì thế nếu không phát hiện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

♦ Niêm mạc họng bị đỏ, sưng amidan.

♦ Niêm mạch thanh quản trở nên phù nề, đỏ.

♦ Dây thanh âm bị phù nề, xung huyết đỏ kèm tiết dịch nhầy ở mép trước dây thanh.

Triệu chứng của viêm niêm mạc thanh quản cấp tính

Theo thứ tự, ban đầu các triệu chứng nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi sẽ xuất hiện đầu tiên. Sau đó giọng nói sẽ trở nên bị khàn, có khi mất tiếng. Tuy nhiên các triệu chứng này chỉ kéo dài trong vài ngày và thường khỏi sau 1 tuần.

Trong trường hợp bệnh nhân bị ho ra máu, khó thở, sốt cao và không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì cần đến cơ sở y tế để được xử lý. Nếu bệnh không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến viêm khí phế quản, viêm phổi, lúc này biến chứng sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Chẩn đoán viêm phế quản cấp bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử và dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể là có sử dụng rượu bia, thuốc lá hay không, có tiếp xúc với người bị cảm cúm hay mắc các triệu chứng của bệnh không,...

Các phương pháp điều trị

Thông thường thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Để cải thiện tình trạng của bệnh chỉ cần hạn chế nói hay hát quá to trong một thời gian dài, hoặc có thể sử dụng máy tạo ẩm để thở. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin các loại. Không nên sử dụng thuốc xịt mũi vì nó có thể khiến cổ họng bị khô hơn.

Trong trường hợp được chỉ định dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc chủ yếu sau:

♦ Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, không cần thiết khi điều trị do virus. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị. Bởi nếu dùng không đúng loại sẽ làm giảm hiệu quả điều trị về sau do tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc sẽ tăng lên.

♦ Thuốc kháng viêm Corticosteroids: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm dây thanh âm, phổ biến là Dexamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp cần nhanh chóng lấy lại giọng nói sớm .

♦ Một số loại thuốc giảm đau hạ sốt thông thường: Phổ biến hiện nay như là Aspirin, Paracetamol,...

Paracetamol được bác sĩ để chỉ định để điều trị bệnh

Bên cạnh đó, ngoài việc dùng thuốc bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa. Khi viêm thanh quản cấp khó thở độ II, độ III và cần mở khí quản cấp cứu thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm thanh quản cấp mà Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ đến các bạn. Qua bài viết trên ta có thể thấy rằng đây là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, thường tự khỏi trong 1 tuần. Thế nhưng khi bệnh xuất hiện ở trẻ em, bậc phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhằm phát hiện kịp thời mọi diễn tiến xấu có thể xảy ra.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM