Thu gọn danh mục

Tình trạng ho có đờm có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta và là trong thời tiết lạnh, các bệnh về đường hô hấp lại xuất hiện phổ biến hơn cả. Dấu hiệu ho ra đờm cho thấy đây là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp. Người bệnh cần chủ động điều trị sớm để đạt hiệu quả, tránh để kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HO CÓ ĐỜM

Thế nào là ho có đờm?

Đờm là một loại chất nhầy có chứa bạch cầu mủ, hồng cầu,... được tiết ra từ đường hô hấp. Màu sắc của đờm thường thấy là máu xanh, trắng, vàng, gỉ sét và đôi khi có lẫn một chút máu. Khi đờm có trong họng, hốc mũi và người bệnh ho thì đờm sẽ được đưa ra khỏi cơ thể thông qua mũi, miệng. Khi tình trạng ho có đờm kéo dài nhiều ngày sẽ trở thành mãn tính.

Ho có đờm ảnh hưởng đến sức khỏe

Các bác sĩ cho biết, khi một người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, bệnh lao,... thì khả năng cao sẽ xuất hiện tình trạng ho ra đờm. Khi nằm ngủ về đêm cũng chính là thời điểm cơn ho xuất hiện nhiều hơn, bởi lúc này chất nhầy ở họng sẽ kích thích họng tạo nên phản xạ ho, hay còn gọi là ngứa họng.

Nguyên nhân nào gây ra?

Ho có đờm xảy ra do nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác nhau, trong đó có cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng và một số nguyên nhân khác là:

♦ Do bệnh lao phổi: Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh sẽ xuất hiện cơn ho kéo dài vào buổi chiều tối. Kèm với đó là chất nhầy (đờm) tết ra và có lẫn một chút máu. Ngoài ra còn có thể bị sốt.

♦ Do viêm phổi: Đây là một bệnh lý gây ra nhiều cơn ho có đờm màu vàng đậm, cùng tình trạng tức ngực.

♦ Mắc bệnh giãn phế quản: Lúc này, sáng sớm là thời điểm mà người bệnh sẽ xuất hiện cơn ho liên tục, cùng với đó là đờm vàng đục, kết dính lại thành khuôn.

♦ Do viêm phế quản: Bệnh nhân sẽ bị ho khan và ra đờm màu xanh hoặc vàng đục.

Viêm phế quản là nguyên nhân dẫn đến ho ra đờm

Ho có đờm kèm theo những biểu hiện nào?

Hầu hết triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp đều có phần giống nhau. Tuy nhiên, từng bệnh lý cũng có những triệu chứng điển hình và riêng biệt. Khi xuất hiện ho có đờm, bệnh nhân sẽ kèm theo một số tình trạng sau:

♦ Cơ thể cảm thấy không khỏe, ăn không ngon miệng và có thể bị sụt cân.

♦ Khi ho ra đờm kèm theo cảm giác tức ngực, sau đó là khó thở, thở gấp.

♦ Tăng thân nhiệt cơ thể, xuất hiện cơn sốt nhẹ ngắt quãng, cảm thấy lạnh tay chân.

♦ Ảnh hưởng đến giấc ngủ vì cơn ho sẽ xuất hiện nhiều hơn khi nằm xuống.

Biến chứng của ho có đờm

Hầu hết các bệnh lý ở đường hô hấp sẽ thuyên giảm trong vòng 2 - 3 tuần nếu được điều trị kịp thời. Trong trường hợp kéo dài trên 3 tuần sẽ có nguy cơ chuyển thành mãn tính và dẫn đến biến chứng một số bệnh lý nguy hiểm sau:

♦ Phổi tắc nghẽn mãn tính: Khi mắc phải bệnh lý này, tình trạng khó thở sẽ xuất hiện nhiều hơn do đường thở bị bó hẹp lại. Đặc biệt vào buổi sáng sẽ cảm thấy tức ngực mỗi khi ho có đờm. Người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên và sống trong môi trường khói bụi, độc hại sẽ có nguy cơ cao mắc phổi tắc nghẽn mãn tính.

♦ Bị bệnh lao phổi: Bệnh nhân ho ra đờm có màu vàng, vùng phổi khi bị viêm sẽ gây tức ngực, khó thở, nguy cơ bị suy hô hấp và tử vong có thể xảy ra.

♦ Bệnh đường hô hấp cấp: Biểu hiện điển hình là ho có đờm kéo dài, dịch nhầy trong khoang mũi làm tắc nghẽn đường thở, cản trở việc hít thở ở người bệnh. Đặc biệt khi vào ban đêm, việc thở bằng mũi trở nên rất khó khăn, hầu hết phải thở bằng miệng.

Biến chứng nguy hiểm đó là bệnh lao phổi

ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NÀO?

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây ra, ta có thể áp dụng cách điều trị sao cho hiệu quả.

Dùng thuốc Tây y

Sau khi chẩn đoán sơ bộ tình trạng ho có đờm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị đó là: Acetylcystein, Terpin Hydrat, Bromhexin Hydroclorid,... Công dụng của các loại thuốc này chủ yếu là long đờm, làm giảm độ quánh, hóa lỏng dịch nhầy ở phế quản,...

Sử dụng công cụ hỗ trợ

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên dùng các loại công cụ hỗ trợ dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị:

♦ Máy hút đờm: Công dụng của loại máy này đó là loại bỏ đờm trong cổ họng, hốc mũi, giúp thông thoáng đường thở, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục gây nhiễm trùng.

♦ Máy khí dung: Đây là công cụ hỗ trợ giúp phun thuốc vào cơ thể, tăng khả năng hấp thụ của thuốc, hiệu quả điều trị từ đó cũng tăng lên.

Cải thiện bằng phương pháp dân gian

Cách điều trị bằng phương pháp dân gian nên áp dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Một số nguyên liệu có thể sử dụng là gừng tươi chanh đào, tỏi, lá diếp cá. Cách tiến hành cũng rất đơn giản, nhưng cần sử dụng lâu dài trong một thời gian mới có thể mang lại hiệu quả.

Các phương pháp dân gian cũng cho lại hiệu quả điều trị

Hy vọng rằng tất cả những chia sẻ về tình trạng ho có đờm trong bài viết này thực sự hữu ích đối với các bạn. Các chuyên gia từ Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo bệnh nhân nên gặp bác sĩ khi tình trạng ho ra đờm kéo dài nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm. Vừa để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM