Thu gọn danh mục

Từ lâu, bệnh trĩ đã là nỗi ám ảnh của không ít người làm nghề nhân viên văn phòng, trong đó có lòi con trê. Việc ngồi một chỗ nhiều và ít đi lại sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý này hơn bao giờ hết. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lòi con trê, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

TÌM HIỂU VỀ BỆNH LÒI CON TRÊ Ở NGƯỜI

Bệnh lòi con trê là gì?

Lòi con trê là một tên gọi khác của bệnh trĩ, sa trực tràng ở người. Bệnh lý này hiện nay xuất hiện khá phổ biến, kể cả người già, trung niên và trẻ em. Đối với những người thường xuyên phải ngồi hàng ngày như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,... có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh trĩ.

Bệnh lòi con trê ở người gây đau rát

Nguyên nhân lòi con trê

Do áp lực dồn vào trực tràng, hậu môn trong thời gian dài khiến các tĩnh mạch xung quanh khu vực này bị giãn nở quá mức. Lâu dần khiến cho một phần búi tĩnh mạch và trực tràng lòi ra ngoài hậu môn, không thể tự co lên được. Những búi trĩ này có thể nằm trong hoặc ngoài hậu môn với kích thước khoảng 2 - 4cm.

Có thể nói đây là một dạng của trĩ ngoại ở giai đoạn nặng, con trê to và lòi hẳn ra ngoài rất khó chịu, đau rát, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

♦ Người thường xuyên bị táo bón hoặc kiết lỵ không có dấu hiệu thuyên giảm, lâu dần khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương. Từ đó hình thành nên các búi trĩ cả trong và ngoài hậu môn.

♦ Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, rau xanh trong khẩu phần hàng ngày hoặc ăn đồ nóng cay, dùng chất kích thích,... dẫn đến quá trình đại tiện khó khăn, bị táo bón. Khi đó, người bệnh phải dùng nhiều áp lực để rặn khi đại tiện, gây ra các tổn thương ở hậu môn, lâu dần hình thành nên các búi trĩ và hiện tượng lòi con trê xuất hiện.

♦ Thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày không khoa học, lười vận động cơ thể, ngồi, đứng một chỗ quá lâu khiến cho áp lực lên hậu môn quá nhiều. Búi trĩ lúc này được hình thành và một phần trực tràng bị đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh trĩ.

♦ Người mắc các bệnh lý về hậu môn, trực tràng như áp xe hậu môn, sa trực tràng, ung thư trực tràng,... cũng là nguyên nhân chính gây nên lòi con tre.

♦ Do trĩ nội và trĩ ngoại không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh càng nặng và nguy hiểm hơn.

Bệnh trĩ không được điều trị kịp thời dẫn đến lòi con trê

Triệu chứng bệnh lòi con trê

Bệnh lòi con trê khiến người bệnh nhận thấy lúc này đã trải qua 4 giai đoạn phát triển khác nhau:

► Giai đoạn 1: Bệnh nhân mới hình thành búi trĩ ở mức độ nhẹ, chưa lòi ra ngoài hậu môn và khó có thể nhận biết. Người bệnh chỉ có thể cảm thấy quá trình đại tiện khó khăn, đau rát do búi trĩ hình thành.

► Giai đoạn 2: Sau khi hình thành, búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có thể tự co lại vào bên trong.

► Giai đoạn 3: Nặng hơn, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không thể tự co lại vào bên trong hậu môn được. Người bệnh có thể dùng tay để đẩy búi trĩ vào lại bên trong hậu môn.

►Giai đoạn 4: Búi trĩ lúc này đã hình thành có kích thước lớn, lòi hẳn ra ngoài hậu môn, gây viêm nhiễm và đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Qua các triệu chứng trên có thể thấy, lòi con trê nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng khác nhau. Bệnh nhân không chỉ bị ảnh hưởng đến cuộc sống, làm việc hàng ngày mà còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, viêm hậu môn,... Vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào về đại tiện đau rát, ra máu, chảy dịch thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH LÒI CON TRÊ

Phương pháp nội khoa

Phương pháp này được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Bằng cách sử dụng thuốc tây y để giảm thiểu các tình trạng viêm nhiễm, đau rát, chảy máu, sa trực tràng, búi trĩ,... Tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dạng uống, thuốc đặt hoặc bôi.

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ. Bởi có thể dẫn đến phản ứng thuốc, tác dụng phụ hoặc hiệu quả điều trị không cao. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, thuốc sẽ nhanh chóng có tác dụng, hiệu quả và tiện lợi.

Phương pháp ngoại khoa

Phương pháp này thực chất là tiến hành các tiểu phẫu nhằm loại bỏ con trê lòi ra ngoài. Hai phương pháp chủ yếu và tiên tiến đó là PPH và HCPT hỗ trợ điều trị lòi con trê rất hiệu quả. Thời gian tiến hành nhanh chóng, an toàn cho bệnh nhân, ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Phương pháp HCPT tiên tiến, hiện đại

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lòi con trê mà Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ đến các bạn. Hy vọng đã cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như có cách phòng ngừa, không để bệnh xuất hiện và gây đau đớn cho bản thân.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM