Thu gọn danh mục

Xốn là một loại bệnh ghẻ ngoài da do ký sinh trùng gây nên. Người bệnh sẽ xuất hiện như nốt muỗi chích nhưng rất ngứa và khó chịu, càng gãi sẽ càng mọc nhiều hơn. Nếu không kịp thời ngăn chặn, bệnh sẽ rất dễ lây nhiễm và tái phát lại. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, các bạn hãy đọc bài viết sau đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH GHẺ XỐN

Bệnh ghẻ xốn là gì?

Ghẻ xốn là bệnh lý do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây ra. Chúng ta không thể nhìn thấy cái ghẻ bằng mắt thường bởi chúng có kích thước rất nhỏ, khoảng 1/4mm. Thông thường, cái ghẻ hoạt động mạnh về ban đêm và khiến người bệnh cảm thấy rất ngứa ngáy.

Theo nhận định của các chuyên gia da liễu, hậu quả do bệnh ghẻ xốn gây ra có thể không nguy hiểm, chỉ khiến người bệnh thấy ngứa ngáy, khó chịu về ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tìm hiểu về bệnh ghẻ xốn do ký sinh trùng gây ra

Triệu chứng bệnh ghẻ xốn

Nếu thiếu kiến thức về bệnh ghẻ xốn, người bệnh có thể thấy đây chỉ là một bệnh viêm da thông thường. Do đó, nếu chưa xác định được nguyên nhân, người bệnh sẽ sử dụng thuốc điều trị không hiệu quả. Dưới đây là một số triệu chứng dễ thấy ở người mắc bệnh:

♦ Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể xuất hiện ngứa da đột ngột ở bất kì vị trí nào trên da. Và thường bị ngứa nhiều hơn khi vào ban đêm.

♦ Ở trẻ em, ghẻ cái gây bệnh có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, chân và mông. Ở người lớn, vị trí ngứa sẽ mọc các mụn nước nhỏ ở tay, chân, đùi, bụng,...

♦ Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển sang giai đoạn tiếp theo và hình thành vết lở loét, chảy máu nhẹ.

♦ Nếu người bệnh càng cào gãi sẽ khiến vùng da nhiễm ký sinh trùng trở nên chai cứng, màu da sẫm hơn.

♦ Khi đến giai đoạn cuối, lúc này các vết ghẻ xốn sẽ rất nhạy cảm. Nếu cào gãi sẽ để lại tổn thương, hình thành sẹo và tiết ra dịch vàng. Mức độ lây nhiễm sang vùng da xung quanh lúc này cũng cao hơn, người bệnh cần hết sức thận trọng.

Nguyên nhân bệnh ghẻ xốn

Ghẻ đực không thể gây bệnh vì khi giao hợp xong chúng sẽ chết ngay sau đó. Do đó, khi xâm nhập vào cơ thể con người thông qua biểu bì da, ghẻ cái sẽ đào hầm và liên tục đẻ khoảng 2 - 3 trứng mỗi ngày. Sau đó, trứng nở và phát triển thành ghẻ trưởng thành mất khoảng 4 ngày.

Ghẻ cái gây nên bệnh xốn ở người

Mọi người có thể lây bệnh cho nhau khi tiếp xúc trực tiếp như nằm chung giường, dùng chung vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo,... Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó, có thể thấy rằng ghẻ xốn là một trong những bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm cao.

Sau khi ghẻ cái xâm nhập vào cơ thể, đẻ trứng và gây hại trên biểu bì da. Cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, giống vết muỗi chích. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ xốn ở da. Dưới đây là một số nguyên nhân, điều kiện dễ dẫn đến khả năng bị bệnh ghẻ xốn:

♦ Lây nhiễm từ người bệnh: Khi chung sống, sinh hoạt trong gia đình, tập thể có người bị ghẻ xốn, khả năng nhiễm bệnh lúc này rất cao. Đặc biệt khi có sự tiếp xúc trực tiếp , dùng chung vật dụng cá nhân sẽ tăng khả năng lây ghẻ cái.

♦ Không vệ sinh cơ thể, môi trường sống: Đối với những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển. Lúc này, nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ cơ thể, giường ngủ, khăn mặt, môi trường sống thì khả năng nhiễm ký sinh trùng càng cao.

♦ Lây nhiễm qua đường tình dục: Tuy đây không phải là nguyên nhân lây nhiễm phổ biến, nhưng thông qua quạ hệ tình dục ghẻ xốn cũng có thể dễ dàng lây nhiễm sang đối phương.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ XỐN

Ngay khi phát hiện da có dấu hiệu bị viêm hoặc nghi ngờ bị ghẻ xốn do tiếp xúc, sinh hoạt với người bệnh, lúc này cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám da liễu. Bởi nếu chủ quan, không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ để lại biến chứng như sẹo mất thẩm mỹ, bệnh dễ tái phát.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian được ông bà lưu truyền từ xa xưa cho đến nay, một số loại lá như lá đào, lá mướp, lá bạch đàn,... có công dụng trong điều trị bệnh ghẻ xốn. Đối với mỗi loại lá, người bệnh cần thực hiện theo từng công đoạn đúng cách để phát huy hiệu quả điều trị.

Điều trị xốn bằng thuốc Tây Y

Thuốc tây Y điều trị bệnh ghẻ xốn hiện nay cũng rất đa dạng, có thể là thuốc bột, thuốc bôi, thuống uống. Một số loại thuốc có thể sử dụng cho người lớn đó là: Pyréthrinoide, Lindane, D.E.P trị ghẻ xốn, Benzoat de benzyl, Ivermectine, Permethrin Cream 5%, Eurax, Benzyl Benzoat. Để điều trị ghẻ xốn ở trẻ em, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng loại thuốc.

Eurax giúp điều trị bệnh ghẻ xốn

Đến các cơ sở y tế chuyên khoa điều trị ghẻ xốn

Đây là điều quan trọng để xác định chính xác tình trạng bệnh, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả,  ghẻ xốn. Khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa, sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Trên đây là tổng quan về bệnh ghẻ xốn, nguyên nhân và cách điều trị mà Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ. Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu tương tự như ghẻ xốn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời nhé.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM