Thu gọn danh mục

Nhiều lúc sau khi ngủ dậy bạn cảm thấy bị đắng miệng, trong khoang miệng có vị đắng hay khi nuốt nước bọt cảm thấy nhẫn đắng. Vậy ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tình trạng này qua những thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

NGỦ DẬY ĐẮNG MIỆNG LÀ BỆNH GÌ?

Nếu gặp phải tình trạng đắng miệng một vài lần sau khi ngủ dậy, thì có thể là do cơ thể đang bị bốc hỏa hay nóng trong người. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra mỗi ngày thì có thể là dấu hiệu của bệnh nóng gan, mật hay do dạ dày...

Và dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng đắng miệng sau khi ngủ dậy mà các bạn có thể tham khảo qua:

Bị khô miệng

Vấn đề khô miệng xuất hiện khi tuyến nước bọt sản xuất không đủ. Bởi nước bọt giúp cho lượng vi khuẩn trong miệng bị giảm bớt. Vì thế, khi lượng nước bọt bị ít đi thì vi khuẩn sẽ phát triển nhiều hơn từ đó khiến cơ thể cảm thấy đắng miệng khi ngủ dậy.

Vấn đề liên quan tới nha khoa

Quá trình vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, sẽ khiến khoang miệng gặp nhiều vấn đề về răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng, niêm nướu, bệnh bướu hay tình trạng đắng miệng.

Do căng thẳng

Tình trạng căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài cũng khiến cho cơ thể bị kích thích và làm thay đổi vị giác. Bên cạnh đó, việc lo lắng khiến cho cơ thể bị khô miệng, dẫn tới tình trạng đắng miệng.

Do tác dụng của thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc, chất bổ sung hay các phương pháp điều trị bệnh lý cũng có thể khiến vị giác của người bệnh thay đổi. Đôi khi sử dụng các loại thuốc có vị đắng và được bài tiết vào nước bọt khiến nước bệnh cảm thấy đắng miệng.

Do chức năng gan suy giảm

Gan là bộ phận đảm nhận chức năng chính trong quá trình sản xuất và tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Dịch mật có thể tiết ra trong lúc ăn và cả khi không ăn. Do đó, khi chức năng gan bị suy giảm hay rối loạn sẽ gây ra tình trạng đắng miệng sau khi ngủ dậy hoặc có thể kéo dài mỗi ngày.

Do nhiễm nấm miệng

Tình trạng nhiễm trùng nấm men trong miệng gây ra các vết, đốm trắng trên lưỡi, miệng hay cổ họng. Chúng khiến cho miệng cảm thấy vị đắng, khó chịu và kéo dài đến khi tình trạng nấm miệng được điều trị.

Do trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng cơ vòng ở đỉnh của dạ dày bị suy yếu khiến cho axit dạ dày bị trào ngược lên ống dẫn thức ăn. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy đau rát ở ngực bụng và kèm theo tình trạng đắng miệng hay hôi miệng.

LÀM GÌ ĐỂ GIẢI QUYẾT BỊ ĐẮNG MIỆNG HIỆU QUẢ?

Việc xử lý tình trạng đắng miệng một cách hiệu quả cần phải xác định chính xác được nguyên nhân gây ra. Bởi việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp tìm ra cách điều trị phù hợp và giúp bạn loại bỏ triệu chứng đắng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo những phương pháp xử lý tại nhà sau đây.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Việc vệ sinh, chải răng, lợi hay lưỡi đúng cách mỗi ngày hay sử dụng chỉ nha khoang từ 3-4 lần/tuần sẽ giúp loại bỏ các mảng bám của thức ăn trong kẽ răng. Từ đó giúp loại bỏ tình trạng đắng miệng an toàn.

Uống nhiều nước

Việc sử dụng từ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể cung cấp đủ nước, giúp dạ dày hay hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Nên tránh uống nước ngọt có gas, trà, cà phê sẽ gây lợi tiểu và rối loạn chức năng tiêu hóa.

Ăn trái cây

Việc sử dụng các loại trái cây như cam, quýt, bưởi... sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt và làm xóa đi vị đắng trong khoang miệng. Hoặc bạn có thể nhai kẹo cao su để duy trì lượng nước bọt có trong khoang miệng.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Các bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên cung cấp vào mỗi bữa ăn nhiều loại rau xanh, trái cây để giúp cải thiện chức năng tiêu hóa cho cơ thể.

Sử dụng nước súc miệng

Bạn có thể sử dụng thêm một số loại nước súc miệng phù hợp trong quá trình vệ sinh răng miệng. Để hỗ trợ loại bỏ các loại vi khuẩn một cách hiệu quả, giúp loại bỏ tình trạng đắng miệng nhanh chóng.

Khuyến cáo từ bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu

Khi gặp phải tình trạng đắng miệng nhưng chỉ là thời và có dấu hiệu giảm dần sau khi bạn thực hiện việc vệ sinh răng miệng hay bổ sung dưỡng chất chỉ bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi đây có thể là triệu chứng của việc vệ sinh răng miệng kém hiệu quả hoặc do cơ thể bị thiểu dưỡng chất, do stress hay lo lắng về cuộc sống, công việc.

Tuy nhiên, tình trạng đắng miệng không thuyên giảm, có dấu hiệu gia tăng và còn kèm theo những triệu chứng bất thường, thì các bạn nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Qua việc thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì cũng như cách xử lý hiệu quả khi gặp tình trạng này. Nếu còn thắc mắc về vấn đề đắng miệng, bạn có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ!

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM