Thu gọn danh mục

Chất methanol có trong rượu có tính cực độc, khi đưa vào có thể có thể chuyển hóa thành axit gây tổn thương các tế bào và các bộ phận trên cơ thể như mắt, não… Vậy methanol có trong rượu lại có thể gây ngộ độc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề ngộ độc do chất methanol có trong rượu để biết được mức độ nguy hiểm của tình trạng này, từ đó cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng rượu.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tổng quan về chất methanol có trong rượu

Methanol là gì

Methanol là hợp chất hóa học có công thức phân tử là CH3OH với các tính chất như: không màu, nhẹ và dễ bay hơi, dễ cháy, có mùi đặc trưng và hơi ngọt hơn ethanol (rượu dùng để uống).

 Ở nhiệt độ phòng, methanol là một chất lỏng phân cực và có thể được sử dụng như chất chống đông, dung môi, nhiên liệu hay chất làm biến tính ethanol.

 Methanol có tính độc hại nên chỉ được sử dụng làm chất phụ gia biến tính cho ethanol trong sản xuất công nghiệp. Methanol là sản phẩm phụ thu được trong quá trình chưng cất khô các sản phẩm gỗ nên thường được gọi là “cồn gỗ”.

Vì sao chất methanol có trong rượu lại cao dẫn đến ngộ độc?

Methanol cũng là sản phẩm phụ thu được trong quá trình chưng cất rượu, và cũng là chất lỏng ngưng tụ đầu tiên khi chưng cất rượu theo cách truyền thống. Tuy nhiên methanol nguyên chất có độc tính mạnh nên không thích hợp để uống.

Ngộ độc do chất methanol có trong rượu

Ngộ độc do chất methanol có trong rượu

Chất methanol có trong rượu cao và gây ngộ độc xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Do pha trộn hoặc điều chế rượu từ nguyên liệu kém chất lượng

 Về nguyên tắc, hàm lượng chất methanol có trong rượu uống phải ở dưới mức 0.1%. Tuy nhiên vì lợi nhuận nên không ít người sản xuất ra những loại rượu trôi nổi từ những nguyên liệu kém chất lượng.

 Bao gồm các nguyên liệu có lẫn bã gỗ, cồn methanol hay cồn ethylic chất lượng kém. Từ đó khiến hàm lượng chất methanol có trong rượu cao dẫn đến ngộ độc.

Không lọc bỏ methanol được hình thành khi nấu rượu

 Khi chưng cất rượu, methanol sẽ hình thành và ngưng tụ đầu tiên. Thay vì phải bỏ đi, nhưng vì lợi nhuận nên người sản xuất đã giữ lại và lẫn vào lớp rượu uống, khiến nồng độ chất methanol có trong rượu tăng cao gây hại cho người sử dụng.

Do quá trình lên men

 Methanol có được là do quá trình phân giải pectin bởi các enzym. Pectin có nhiều trong mía, các loại trái cây (dâu, nho…) và ít hơn trong các loại ngũ cốc.

 Enzym là do nhiều vi sinh vật như men, vi khuẩn tiết ra. Nếu chọn lọc men kỹ càng và kiểm soát tốt quá trình lên men thì sẽ sinh ra rượu ethanol (rượu uống), lượng methanol phát sinh là không đáng kể.

 Ngược lại, nếu quá trình lên men có lẫn quá nhiều chủng vi sinh thì pectin có trong nguyên liệu chưng cất rượu phần lớn sẽ chuyển hóa thành methanol.

Phương pháp chưng cất khiến chất methanol có trong rượu tăng cao

Methanol có trong rượu cao do sản xuất rượu bằng cồn methanol

Methanol có trong rượu cao do sản xuất rượu bằng cồn methanol

Phương pháp chưng cất và nguyên liệu chưng cất là một trong những nguyên nhân khiến chất methanol có trong rượu tăng cao dẫn đến ngộ độc. Bao gồm:

 Sử dụng nguyên liệu lẫn bã dạng gỗ (cellulose): Nếu sử dụng bã mía, mật mía không được loại bỏ sạch bã (bã mía có chứa cellulose) để chưng cất rượu, có thể dẫn đến hiện tượng bã phân hủy thành methanol trong quá trình lên men. Từ đó làm tăng hàm lượng chất methanol có trong rượu dẫn đến ngộ độc rượu cấp.

 Sản xuất rượu từ cồn ethylic kém chất lượng: Thay vì chưng cất, nhiều nhà sản xuất điều chế rượu bằng cách pha cồn với nước. Trung bình 1 lít cồn có thể pha chế thành 3 lít rượu một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Nguy hiểm hơn là các cơ sở sản xuất sử dụng cồn giá rẻ, kém chất lượng; có hàm lượng aldehyde, methanol và acetol vượt mức cho phép. Do đó khi pha sẽ cho ra rượu có hàm lượng aldehyde, methanol và acetol… cao, dễ gây ngộ độc.

 Sử dụng cồn methanol: Không ít cơ sở sản xuất rượu thường cho cồn khô (chứa methanol) vào trong quá trình chưng cất. Cách này sẽ giúp rượu nhanh ra và dậy mùi hơn. Thế nhưng, hành động này cũng đưa methanol vào rượu khiến nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao.

 Không loại bỏ phần rượu chứa methanol: Giai đoạn đầu tiên của quá trình chưng cất rượu sẽ tạo ra các tạp chất aldehyde, methanol, acetol… do các chất này bay hơi ở nhiệt độ thấp. Vốn dĩ là phải loại bỏ các tạp chất này nhưng vì lợi nhuận nên nhà sản xuất đã giữ lại và trộn lẫn vào rượu uống gây nguy hại cho người sử dụng.

Nguyên nhân ngộ độc do chất methanol có trong rượu

Nôn ói do ngộ độc do chất methanol có trong rượu

Nôn ói do ngộ độc do chất methanol có trong rượu

 Khi uống rượu có hàm lượng chất methanol có trong rượu cao, methanol hấp thu vào phổi qua ruột, da. Sau khi vào cơ thể, nồng độ methanol trong huyết tương sẽ đạt đỉnh sau 30 – 60 phút. Chất này chuyển hóa chậm ở gan, chỉ khoảng 3% lượng methanol trong cơ thể được đào thải qua phổi hoặc đào thải không thay đổi qua nước tiểu.

 Bản thân độc tính của methanol không cao, tuy nhiên chất này sẽ bị oxy hóa thành formaldehyle sau khi được đưa vào cơ thể. Formaldehyle sau đó sẽ bị oxy hóa thành axit formic – thành phần chính của nọc kiến và đây là thủ phạm gây ngộ độc rượu methanol.

Khi ngộ độc do chất methanol có trong rượu, chất độc sẽ tấn công não bộ, mắt và dây thần kinh thị giác, các mô mềm như gan và thận… gây ra những triệu chứng nguy hiểm sau:

 Triệu chứng ban đầu: Buồn ngủ, dễ tức giận và nổi nóng, đi đứng không vững, đau đầu.

 Triệu chứng giai đoạn giữa: Buồn nôn – nôn mửa, đau bụng, mờ mắt, chậm chạp, lơ mơ, lú lẫn, co giật, mê sảng…

 Triệu chứng giai đoạn nặng: Mù mắt, hạ huyết áp nặng, hôn mê, suy thở, ngưng tim và có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Phòng tránh ngộ độc do chất methanol có trong rượu

Để bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng, mọi người nên cẩn trọng và có biện pháp phòng tránh tình trạng này bằng các cách sau:

Hạn chế sử dụng rượu bia sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc

Hạn chế sử dụng rượu bia sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc

 Hạn chế sử dụng rượu bia, việc này không chỉ giúp phòng tránh ngộ độc do chất methanol có trong rượu mà còn bảo vệ sức khỏe khỏi các vấn đề do dùng nhiều rượu bia gây ra.

 Không sử dụng rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay có hàm lượng methanol trên 0.1%.

 Không sử dụng các loại rượu ngâm với động vật, rễ cây, lá cây… khi chưa rõ thành phần, công dụng và xuất xứ.

 Không uống rượu khi bụng rỗng hoặc thể chất và sức khỏe kém.

 Không uống rượu cùng với nước có ga hay các loại thuốc.

 Ngoài ra, người dùng cũng nên ghi nhớ kĩ các triệu chứng ngộ độc rượu methanol để sớm phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Thông tin trong bài viết trên về vấn đề ngộ độc do chất methanol có trong rượu đã được Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu tổng hợp và chia sẻ, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên có lối sống lành mạnh và hạn chế sử dụng rượu bia nhé.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM