Thu gọn danh mục

Nếu thai nhi bị mắc hội chứng Down thì phải làm sao? Đây chính là một trong những thắc mắc lớn của thai phụ. Vốn dĩ, từ xưa đến nay, hầu như thì việc mang thai được xem là một trong những niềm hạnh phúc lớn đối với mỗi gia đình. Khi biết tin mình mang thai, người mẹ đã vui biết bao nhiêu, sung sướng biết bao nhiêu. Kèm theo đó là cảm xúc nghẹn ngào, xúc động vì trong bụng mình đang xuất hiện một sinh linh nhỏ bé. Thật hạnh phúc cho gia đình khi bào thai ấy sẽ phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như thế. Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều trường hợp thai nhi được hình thành trong bụng mẹ nhưng lại bị mắc chứng bệnh Down. Vậy, khi thai nhi mắc triệu chứng Down thì phải làm sao để thai nhi ấy phát triển một cách bình thường, toàn diện như bao thai nhi bình thường khác? Hãy cùng Hoàn Cầu tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Thai nhi bị down thì phải làm sao

1. Hội chứng bệnh Down là gì?

- Đây là một dạng bệnh biểu hiện qua việc tâm thần của bệnh nhân sẽ chậm phát triển hơn những người bình thường. Điều này đã gây ra tình trạng khù khờ, chậm hiểu, thiếu nhận thức và không có khả năng học tập. Và bệnh Down chính là dấu hiệu của việc bệnh nhân bị rối loạn nhiễm sắc thể.

- Hội chứng Down xuất hiện do tình trạng thừa 1 nhiễm sắc thể số 21.

- Hiện nay theo thống kê, trên thế giới thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Down là 1:700.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi bị mắc hội chứng Down khi người mẹ mang thai.

Hiện nay đã có nhiều trường hợp việc thai phụ đi khám thai lại phải nhận kết quả đắng rằng thai nhi có dấu hiệu bị mắc bệnh Down. Vậy nguyên nhân là do đâu? Dưới đây là một số lí do dẫn đến tình trạng đó:

- Thai phụ có độ tuổi cao: hầu hết, người phụ nữ nào có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên thì cũng có nguy cơ sinh con bị bệnh Down. Nếu tuổi càng cao thì tỷ lệ "rủi ro" này càng lớn. Chính vì vậy, độ tuổi của người mẹ cũng có ảnh hưởng mật thiết tới việc thai nhi có bị hội chứng Down hay không. Điển hình là:

+ Nếu thai phụ đang trong độ tuổi 20 thì tỷ lệ thai nhi mắc bệnh Down là 1/1500.

+ Nếu thai phụ đang trong độ tuổi 25 thì tỷ lệ thai nhi mắc bệnh Down là 1/1300.

+ Nếu thai phụ đang trong độ tuổi 30 thì tỷ lệ thai nhi mắc bệnh Down là 1/1000.

+ Nếu thai phụ đang trong độ tuổi 40 thì tỷ lệ thai nhi mắc bệnh Down là 1/90

+ Nếu thai phụ đang trong độ tuổi 45 thì tỷ lệ thai nhi mắc bệnh Down là 1/24.

- Trong quá khứ, thai phụ đã từng mang thai hoặc sinh con bị Down. Nếu gia đình đã từng sinh ra 1 em bé bị Down thì em bé được sinh ra vào lần kế tiếp sẽ có thể cũng sẽ mắc bệnh này.

- Cha mẹ có thể đã mang gen biến đổi của hội chứng bệnh Down. Và những trường hợp mắc bệnh Down thì hầu như là hiếm có khả năng sinh con.

Sự liên quan của độ tuổi phụ nữ khi mang thai và tỷ lệ thai nhi bị down

3. Một số biện pháp giúp thai phụ phát hiện thai nhi bị mắc hội chứng Down khi mang thai.

-Theo như chúng ta đã biết, bệnh Down ở thai nhi sẽ không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phát hiện sớm hội chứng này bằng cách kiểm tra chẩn đoán bệnh thai nhi để sàng lọc trước khi sinh con. Với cách này, ngay từ tuần thứ 10, chúng ta đương nhiên sẽ phát hiện được nguy cơ mắc bệnh Down, tỷ lệ chính xác có thể lên đến 99%. Hầu hết, những xét nghiệm như thế này thì đều không gây hậu quả xấu cho cả người mẹ và thai nhi.

-Công tác chẩn đoán thai nhi bao gồm các cách sau:

+Sinh thiết gai nhau: đây là phương pháp lấy tế bào từ nhau thai và tìm hiểu nhiễm sắc thể của bào thai bằng cách phân tích. Phương pháp này nên được tiến hành ở thời gian là 3 tháng đầu của thai kỳ. Biện pháp này có khả năng gây ra tình trạng sảy thai nhưng tỷ lệ rất thấp.

+Chọc ối: đây là phương pháp lấy mẫu nước ối xung quanh bào thai ở bên trong tử cung của thai phụ và tìm hiểu nhiễm sắc thể của bào thai bằng cách phân tích giống như sinh thiết gai nhau.

4. Nếu thai nhi bị mắc chứng bệnh Down thì phải làm sao?

Thai nhi bị down thì nên làm thế nào?

-Vốn dĩ, nếu một đứa trẻ được sinh ra mà lại "làm bạn" với chứng bệnh Down sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này xảy ra thì thai phụ và gia đình nên có những biện pháp phòng tránh.

-Bên cạnh đó, nếu thai nhi mắc hội chứng Down thì cả người mẹ lẫn gia đình đều phải chuẩn tâm lý sớm, vững vàng về tình trạng của thai nhi để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình - có thể là phá thai an toàn. Ngoài ra, việc đưa ra sự lựa chọn đúng đắn của thai phụ và gia đình cũng là một giải pháp tốt giúp giảm gánh nặng cho cuộc sống sau này của đứa bé và cả xã hội.

-Tuy nhiên, việc phá thai cũng không phải là điều dễ dàng cho người mẹ. Vì thế nên thai phụ có thể sử dụng biện pháp đình chỉ thai để ngăn chặn hội chứng bệnh Down cho thai nhi. Nhưng, điều đó gắn liền với một điều kiện là mẹ bầu phải đăng ký xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán những dị tật, sự cố đối với thai nhi đúng thời điểm. Ngoài ra, thai phụ cần phải chú ý tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ khám thai ở nơi uy tín. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chủ động khám thai định kỳ thường xuyên để phát hiện những hiện tượng bất thường của thai nhi và từ đó sẽ được điều trị kịp thời.

Nói tóm lại, hội chứng Down là một bệnh rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ em. Nếu muốn con em của chúng ta được sinh ra một cách an toàn và lành mạnh thì thai phụ cần phải chủ động khám thai thường xuyên, nên đi kiểm tra chẩn đoán bệnh cho thai nhi. Hi vọng rằng, bài viết trên của Đa Khoa Hoàn Cầu đã mang lại cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM