Nấm tóc khiến cho người bị bệnh cảm thấy tự ti về thẩm mỹ mái tóc của mình, cùng với đó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, nấm tóc còn là bệnh rất dễ lây lan sang những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh nấm tóc? Cách điều trị bệnh nấm tóc hiệu quả hiện nay. Bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn có được câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc trên.
Bệnh nấm tóc là gì?
Bệnh nấm tóc là một trong những bệnh liên quan tới da đầu, bị gây ra bởi vi khuẩn nấm Trichophyton hoặc Microsporum. Những loại khuẩn nấm này tấn công vào sợi tóc, khiến cho tóc bị gãy rụng, làm cho da đầu nổi các nốt sần sùi đỏ, đóng vảy thành từng mảng. Tuy nhiên, bệnh nấm tóc có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với những phương pháp chăm sóc tóc và da đúng cách.
Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng, ẩm rất thích hợp cho những loại khuẩn nấm phát triển. Và bệnh nấm tóc là một trong những bệnh nấm phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm tóc là gì?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nấm tóc là do chủng nấm Trichophyton hoặc Microsporum. Chúng sẽ tấn công vào tóc và da đầu của người bệnh và phát triển nếu gặp được những điều kiện thuận lợi sau:
Da đầu người bệnh ra quá nhiều mồ hôi khiến tóc bị ẩm ướt thường xuyên và dễ bị bám bụi bẩn giúp khuẩn nấm có cơ hội phát triển
Sử dụng dầu gội không phù hợp, gội đầu mạnh tay khiến da đầu tổn thương, suy yếu dễ bị nhiễm nấm
Gội đầu tóc chưa khô mà đã đội mũ ngay, đi ngủ hoặc đi ra đường khi tóc còn ướt
Sử dụng nguồn nước không sạch sẽ để tắm rửa, gội đầu
Không giặt mũ, nón, mũ bảo hiểm hay lược chải đầu thường xuyên
Ngủ chung, dùng chung đồ, nón, mủ, lược, gối...với người bị nấm tóc...
Những dấu hiệu nhận biết bệnh nấm tóc?
Khi bị nhiễm bệnh nấm tóc người bệnh sẽ cảm thấy những dấu hiệu tập trung khu vực da đầu và tóc. Cụ thể:
Cảm thấy ngứa ngáy da đầu dữ dội
Xuất hiện những nốt mụn li ti ở chân tóc, có xu hướng lan rộng ra xung quanh và kết hợp thành một mảng lớn. Khiến cho da đầu trở nên sần sùi, gồ ghề và đóng vảy
Tóc ở khu vực tổn thưởng bị gãy sát da đầu hoặc cách vài cm
Nấm tóc khiến cho tóc yếu dần và rụng dần theo thời gian. Nếu không phát hiện sớm thì tóc càng ngày sẽ rụng càng nhiều, nhiều trường hợp tóc bị rụng dẫn tới hói đầu
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại nấm tóc khác nhau, vì thế mỗi người bị nhiễm bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Nhưng những dấu hiệu trên thì đa số sẽ xuất hiện khi bị nhiễm nấm tóc.
Có những loại bệnh nấm tóc nào hiện nay?
Theo các chuyên gia, bác sĩ gia liễu cho biết, hiện nay có rất nhiều loại bệnh nấm tóc khác nhau. Và dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân loại các loại bệnh nấm tóc phổ biến và dễ lây lan .
Bệnh nấm tóc khô: Nguyên nhân chủ yếu do khuẩn nấm Microsporum gây ra và chủ yếu xuất hiện ở trẻ em từ 1-12 tuổi, ít thấy ở người lớn.
Nấm tóc sinh mủ: Bệnh nấm tóc sinh mủ được phân thành nhiều loại bệnh nấm nhỏ như Nấm tóc tổ ong, nấm tóc Favus... Chúng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Nấm tóc Favus: Nguyên nhân gây bệnh là do khuẩn nấm Trichophyton Schoenleinii. Với biểu hiện như: Ngứa, xuất hiện lớp vảy màu vàng, tóc bị khô, ít rụng...
Nấm tóc tổ ong: Do chủng nấm Trichophyton mentagrophytes hoặc Trichophyton verrucosum gây ra. Loại nấm này có thể lây nhiễm từ động vật sang con người khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
Phòng bệnh nấm tóc trước khi quá muộn
+ Vệ sinh tóc thường xuyên.
+ Hạn chế gội đầu vào ban đêm.
+ Giữ khô tóc.
+ Hạn chế trẻ nhỏ chơi với súc vật.
Điều trị bệnh nấm tóc như thế nào hiệu quả?
Theo các chuyên gia, bác sĩ da liễu thì để việc điều trị nấm tóc đạt hiệu quả cao , thì phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị tốt. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị nấm tóc thường được áp dụng cho người bệnh hiện nay.
Điều trị nấm tóc bằng thuốc
Tương ứng với tình trạng bệnh cụ thể, mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị nấm tóc phù hợp như: Thuốc uống, thuốc bôi, thuốc uống kết hợp thuốc bôi đi kèm với liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Các loại thuốc giúp ức chế sự phát triển của khuẩn nấm, chống nhiễm khẩm, giảm khó chịu, ngứa ngày và tái tạo lại mảng da đầu, tóc đã bị tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc, hỗ trợ quá trình mọc lại tóc nhanh hơn sau quá trình điều trị.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị bệnh lý bằng Tây y
Điều trị nấm tóc bằng vật lý trị liệu
Với những trường hợp bệnh nặng hơn, điều trị bằng thuốc không còn có nhiều tác dụng thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị chuyên sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để diệt nấm, vệ sinh da đầu sạch sẽ, sau đó phun dược liệu đặc biệt lên vùng bị nhiễm nấm, Kết hợp với chiếu tia hồng quang trực tiếp với các bước sóng nhỏ nhằm tiêu diệt khuẩn nấm và giúp tái tạo tế bào tại vùng đầu bị ảnh hưởng.
Điều trị nấm tóc bằng phương pháp dân gian
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh nấm tóc tại nhà hiệu quả như:
Sử dụng nước muối: Sử dụng 3-4 muống muỗi pha với nước ấm và gội đầu từ 3-4 lần/tuần.
Sử dụng chanh: Vắt từ 2-3 quả chanh trộn với nước với tỉ lệ 1:1. Vệ sinh sạch đầu và dùng hỗn hợp nước chanh chấm lên vùng da đầu bị tổn thương từ 2-3 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Sử dụng bồ kết: Lấy 10-15 quả bồ kết đem nướng đến khi dậy mùi thơm, sau đó đun với 3 lít nước và dùng nước bồ kết gội đầu từ 2-3 lần/tuần.
Xem thêm: Các phương pháp dân gian - đông y hiệu quả
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đã chia sẻ đến các bạn về bệnh nấm tóc hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh nấm tóc, từ đó xác định được nguyên nhân, cách phòng tránh và các phương pháp điều trị hiệu quả.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM