Thu gọn danh mục

Bệnh ghẻ phỏng là một loại nhiễm trùng trên da thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biết bệnh sớm sẽ tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh hình ảnh ghẻ phỏng ở bệnh nhân. Từ đó có cách nhận biết, phòng tránh và điều trị kịp thời.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

TÌM HIỂU VỀ BỆNH GHẺ PHỎNG Ở TRẺ EM

Bệnh ghẻ phỏng là gì?

Không như ghẻ cái, bệnh ghẻ phỏng được gây ra do vi khuẩn hình cầu và thường hay gặp ở trẻ em. Thông thường, bệnh nhân dễ phát triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ mỗi khi thời tiết trở nên nóng ẩm.

Bệnh lý này có thể không nguy hiểm nhưng nếu để bệnh kéo dài không điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng khác, điển hình là viêm cầu thận cấp. Tính chất lây lan của ghẻ phỏng rất cao, dễ dàng lây lan sang vùng da khác và sang người khỏe mạnh.

Hình ảnh ghẻ phỏng ở bệnh nhân

Hình ảnh ghẻ phỏng ở bệnh nhân

Triệu chứng bệnh ghẻ phỏng

Thông qua một số hình ảnh ghẻ phỏng từ bệnh nhân ta có thể thấy triệu chứng của bệnh như sau:

♦ Trên da nổi các nốt mụn nước màu đỏ giống bị phỏng.

♦ Các vết mụn nước này nếu vỡ ra, khi khô sẽ để lại mảng da màu vàng. Trẻ em bị ghẻ phỏng thường sẽ hay dùng tay cào gãi lên vùng da bị ngứa, khiến cho những nốt ghẻ bị bong tróc.

♦ Khi mụn nước vỡ ra sẽ chảy chất dịch ra xung quanh. Trong dịch chứa rất nhiều vi khuẩn sẽ dễ dàng lây lan ra vùng da khác. Những người dính phải chất dịch này trên da cũng sẽ bị nhiễm ghẻ phỏng.

♦ Gây nhiễm trùng nhẹ trên da, không để lại sẹo khi lành nên không phải bệnh nguy hiểm. Trường hợp không chữa trị kịp thời để tái phát lại nhiều lần có thể để lại biến chứng nguy hiểm, là bệnh viêm cầu thận cấp.

Nguyên nhân bệnh ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng do vi khuẩn hình cầu gây ra trên bề mặt da, khiến người bệnh chịu cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là:

♦ Để móng tay dài và ít vệ sinh các ngón tay. Vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để trú ẩn, phát triển tại đây. Trẻ em thường rất hay cào gãi mỗi khi ngứa, khi có vết trầy xước trên da, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

♦ Những nhà nuôi thú cưng như chó, mèo cũng là nguồn lây bệnh không thể bỏ qua.

♦ Môi trường công cộng như nhà trẻ, trường học, nhà ăn tập thể,... nếu có trẻ bị bệnh ghẻ phỏng cũng sẽ tăng khả năng lây lan cho người khác.

♦ Thời tiết nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, lây lan từ người sang người.

Lông thú cưng là nơi trú ẩn của các loại vi khuẩn

Lông thú cưng là nơi trú ẩn của các loại vi khuẩn

Một số hình ảnh ghẻ phỏng ở bệnh nhân

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GHẺ PHỎNG

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Dùng thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nên nếu tình trạng bệnh chưa ở mức nặng cũng áp dụng được bài thuốc dân gian để chữa trị. Các bạn có thể dùng lá mơ, lá đào, lá ba ngạc để điều trị ghẻ phỏng.

Hiệu quả điều trị của phương pháp dân gian phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa mỗi người. Để an toàn cho sức khỏe của trẻ, bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thông thường, các loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến để điều trị ghẻ phỏng. Còn các loại thuốc uống chỉ được dùng khi có kê đơn và chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng. Thuốc bôi trị ghẻ phỏng phổ biến hiện nay đó là:

♦ Kem Eurax 10%: Chuyên dùng trong điều trị triệu chứng ngứa của bệnh ghẻ. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên bôi thuốc vào buổi tối để phát huy hiệu quả tốt. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ngứa trước khi bôi. Lấy một lượng vừa đủ và thoa bên ngoài vết thương.

♦ Thuốc DEP: Trẻ em trên 2 tuổi mới được sử dụng loại thuốc dạng lỏng này. Liều dùng khoảng 2 - 3 lần 1 ngày và tuyệt đối không bôi vào bộ phận sinh dục của trẻ. Cách dùng bôi trực tiếp lên da sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ.

♦ Thuốc Benzyl Benzoat 33%: Có thể bôi hoặc xịt lên vùng da bị ghẻ 2 lần/ngày. Loại thuốc này được đánh giá có hiệu quả điều trị cao và an toàn đối với bệnh nhân. Khoảng cách mỗi lần bôi thuốc tối thiểu 15 phút. Lưu ý không nên bôi thuốc vào đầu và khu vực mắt.

♦ Thuốc Permethrin Cream 5%: Điểm đặc biệt của loại thuốc trị ghẻ phỏng này là dùng được cho cả phụ nữ mang thai. Vệ sinh vùng da bị ghẻ và bôi thuốc đều đặn 2 - 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt.

Thuốc bôi Eurax trị ghẻ phỏng

Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định bôi dung dịch thuốc màu kết hợp một số thuốc uống kháng sinh để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Trên đây là bài viết cung cấp đến bạn đọc một số hình ảnh ghẻ phỏng ở bệnh nhân cũng như các thông tin có liên quan đến bệnh lý này. Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo bệnh nhân nên gặp bác sĩ da liễu hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán, điều trị khi có các dấu hiệu bệnh xảy ra.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

 

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM