Thu gọn danh mục

Lở miệng là một trong những triệu chứng khá phổ biến mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Chúng gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái trong sinh hoạt và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Vậy bị lở miệng là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua những thông tin sau đây.

LỞ MIỆNG LÀ GÌ?

Lở miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét hoặc các tổn thương cả bên trong lẫn bên ngoài của khoang miệng. Chúng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Bệnh cản trở rất lớn trong quá trình ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng mà chúng ta dung nạp hằng ngày.

Tình trạng lở miệng có thể tự lành mà không cần điều trị nếu xuất phát từ tình trạng sinh lý, sinh hoạt hay thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Còn nếu xuất phát từ bệnh lý, thì tình trạng này có thể kéo dài, lở loét lan rộng và gây khó khăn trong quá trình điều trị.

LỞ MIỆNG LÀ GÌ?

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG LỞ LOÉT MIỆNG

Hiện nay, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét miệng lưỡi, có thể là do bệnh lý, do quá trình sinh hoạt, sinh lý... Cụ thể như sau:

Do sinh hoạt hằng ngày

+ Do chất thương vùng miệng do bàn chải đánh răng, vô tình cắn vào lưỡi, miệng hay chất thương khoang miệng do tập luyện thể thao...

+ Sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng không phù hợp, chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh như natri lauryl sulfate

+ Khoang miệng người bệnh bị nhạy cảm với thực phẩm có tính axit gây ra tình trạng lở loét

+ Cơ thể thiếu vitamin, nguyên tố vi lượng, kẽm, sắt...

+ Do ảnh hưởng của quá trình niềng răng

+ Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

+ Bị stress hay mất ngủ

+ Thời tiết oi bức, quá nóng

+ Do bị bỏng trong quá trình ăn uống.

Do bệnh lý ở miệng

Hiện nay, có rất nhiều bệnh lý liên quan tới khoang miệng và gây ra tình trạng lở loét miệng lưỡi. Cụ thể như:

♦ Nhiệt miệng: Là tình trạng gây lở loét miệng lưỡi phổ biến hiện nay, nguyên nhân gây là nhiệt miệng có thể xuất phát từ môi trường, chế độ dinh dưỡng, nhiễm trùng, độc tố hay cơ thể hay thiếu hụt dưỡng chất. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự khỏi trong 7-10 ngày mà không cần điều trị.

♦ Nấm Candida: Do tình trạng nấm candida trong khoang miệng phát triển một cách không có kiểm soát và gây ra tình trạng lở loét ở miệng. Các triệu chứng phổ biến như đốm trắng trong miệng, lưỡi, khó nuốt, đau họng và lở loét.

Do bệnh lý ở miệng

♦ Rộp môi: Là bệnh nhiễm trùng miệng, môi và nướu do siêu vi Herpes gây ra. Người bệnh sẽ xuất hiện những nốt rộp ở miệng và nướu. Những vết này còn có thể xuất hiện cả ở mũi, cằm và có thể lan rộng các khu vực khác.

♦ Apxe miệng: Tình trạng khoang miệng xuất hiện ổ mủ do nhiễm trùng bởi vi khuẩn trong răng. Bệnh nếu không được điều trị sẽ xuất hiện các triệu chứng đau răng, bỏng miệng, nhạy cảm với đồ uống nóng lạnh, sốt...

♦ Herpes miệng: Là tình trạng lở loét xung quanh miệng và môi khiến người bệnh cảm thấy đau, sưng, đỏ và ảnh hưởng xấu tới mô nướu. Tuy nhiên, vết loét này có thể tự khỏi sau khoảng từ 7-14 ngày.

♦ Khô miệng: Nếu tình trạng thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ, khiến khoang miệng bị lở loét, xuất hiện bệnh nướu răng, hơi thở hôi...

♦ Ngoài ra, các bệnh khác như tay chân miệng, ung thư miệng hay bệnh xã hội như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, lậu.. cũng có thể gây lở loét ở miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

BỊ LỞ MIỆNG CÓ LÂY KHÔNG?

Bị lở miệng có lây hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố gây bệnh. Nếu tình trạng lở miệng do những nguyên nhân sinh lý như nhiệt miệng, nóng trong người, thiếu dinh dưỡng, hay dị ứng thì không nguy hiểm và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, đối với trường hợp gây lở miệng do bệnh lý, bệnh lây nhiễm, bệnh xã hội thì có khả năng lây nhiễm khi bạn tiếp xúc với vết thương hở hay sử dụng chung vật dụng của người bệnh. Vì thế, khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu, thì bạn nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế uy tín.

ĐIỀU TRỊ LỞ MIỆNG THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Khi bị lở miệng xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý hay do nhiệt miệng thì bệnh sẽ tự dấu hiệu giảm dần và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng lở miệng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, thì bạn cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.

Tại TPHCM, bạn có thể đến ngày Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tại số 80 - 82 Châu Văn Liêm P11, Q5, TPHCM để các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hỗ trợ tốt. Hiện nay, phòng khám cung cấp đầy đủ các gói khám và chữa bệnh uy tín, chất lượng và phù hợp với mọi đối tượng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hoặc hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định một số lượng thuốc ở dạng thuốc thuốc, kem bôi hoặc kết hợp giữa các loại thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm... giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ vết lở nhanh lành và được sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ.

ĐIỀU TRỊ LỞ MIỆNG THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Nếu tình trạng lở miệng diễn biến phức tạp, nặng hơn và xuất phát từ các bệnh lý tai mũi họng nguy hiểm. Thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp ngoại khoa hiện đại như Kỹ thuật JCIC. Bằng cách đưa trực tiếp sóng điện plasma vào miệng và chiếu thẳng vào vùng bệnh, giúp tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh và giúp các vết loét nhanh phục hồi hơn.

Điều trị hỗ trợ tại nhà

Ngoài ra, bạn còn được bác sĩ hướng dẫn các thay đổi chế độ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng khoa học và hợp lý để đẩy lùi tình trạng lở miệng và giúp quá trình phục hồi nhanh chóng. Cụ thể:

+ Dùng nước muối: Bạn nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hằng ngày để giúp sát khuẩn, hạn chế tối đa vi khuẩn ở khoang miệng và giúp vết lở nhanh lành hơn.

+ Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh hiệu quả.

+ Sử dụng nước súc miệng để làm giảm vết lở loét, sưng đau trong khoang miệng.

Hạn chế tối đa ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng loét trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Có thể sử dụng bã trà để làm giảm tình trạng viêm trong khoang miệng và giúp vết lở nhanh lành hơn.

+ Nghỉ ngơi hợp lý, thử tập các bài tập yoga, thiền hoặc hít thở sâu để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Hy vọng, qua những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng lở miệng, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp. Nếu bạn bị lở miệng và cần được tư vấn, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline (028) 3923 9999 hoặc nhấn vào Khung Chat để được trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia Hoàn Cầu và được giải đáp cụ thể hơn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM