Thu gọn danh mục

Để chào đón các con yêu, thai phụ  không chỉ trải qua những cơn đau bụng trong nhiều giờ mà còn phải kể đến rạch tầng sinh môn. Đây chính là cách giúp cho bộ phận sinh dục được mở rộng, thai nhi sẽ dễ dàng lọt ra ngoài hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nào đó, tầng sinh môn bị mưng mủ, gây đau rát, khó chịu. Việc tìm hiểu trước hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ như thế nào sẽ giúp chị em chủ động thăm khám thật sớm.

ĐÔI NÉT VỀ THỦ THUẬT KHÂU TẦNG SINH MÔN

Khi nào cần khâu tầng sinh môn

Khi sinh thường, các bộ phận sinh dục của mẹ bầu sẽ mở rộng dần để đón thai nhi chui ra ngoài. Tuy nhiên, sự giãn nở này cũng chỉ có giới hạn định, nên trong một số tình huống, bác sĩ cần phải can thiệp bằng cách rạch tầng sinh môn, chẳng hạn như:

+ Thai có trọng lượng quá lớn hoặc đầu to, không thể lọt ra ngoài nếu không rạch tầng sinh môn

+ Ngôi thai là ngôi chân hoặc ngôi mông

+ Chị em sinh non

+ Thiếu oxy cho thai nhi khi chào đời

+ Ca sinh cần sự hỗ trợ của máy hút

+ Sản phụ đã phải rặn trong một thời gian dài

+ Tầng sinh môn hoạt đông kém, cơn co bóp tử cung không đủ mạnh hoặc sản phụ bị viêm âm đạo, gây cản trở việc sinh nơ

Thời gian để vết khâu tầng sinh môn lành hẳn

Vết khâu tầng sinh môn thường chỉ dài khoảng từ 2 đến 4cm. Nhưng vết thương này nằm ở phần thịt mềm, thuộc khu vực thường xuyên ẩm ướt nên khó lành hơn những nơi khác. Trung bình, cần tới 2 đến 3 tuần để vết khâu lành trở lại. Đây cũng chính là thời gian có thể xảy ra tình trạng viêm sưng, mưng mủ ở tầng sinh môn, gây đau đớn, khó chịu cho sản phụ.

Nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị sưng

Do thủ thuật khâu tầng sinh môn

Để quá trình sinh nở dễ dàng hơn, bác sĩ thường sẽ thực hiện thủ thuật rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn. Sauk hi thai nhi ra ngoài thành công, bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn. Tuy nhiên, nếu thủ thuật này thực hiện không đúng cách, thiếu vệ sinh, dụng cụ y tế chưa được vô trùng,… sẽ dễ dần đến tình trạng nhiễm trùng mưng mủ.

Vệ sinh không sạch sẽ

Nhiều chị em, có thể vì bận bịu chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc vùng kín đau mà e ngại khâu vệ sinh. Đây cũng là lý do khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nghiêm trọng

Mặc quần lót quá chật

Sau khi sinh, bác sĩ thường khuyến cáo sản phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để thoát khí và hạn chế sưng viêm. Tuy nhiên, khi mặc đồ chật sẽ tạo nên độ cọ xát cho vết khâu, gây tổn thương, sưng viêm.

Quan hệ tình dục khi vết khâu chưa lành

Nhiều chị em vì “chiều chồng” hoặc giải tỏa ham muốn của mình mà quan hệ tình dục khi vết khâu tầng sinh môn chưa lành. Lúc này, dưới tác động của dương vật, sẽ khiến vết khâu tổn thương, gây đau đớn, chảy máu, sưng viêm,…

Ngoài ra, với những chị em không chú ý việc nghỉ ngơi sau khi sinh, mà vận động mạnh, có thể làm cho vết khâu bị ảnh hưởng, chảy máu, nhiễm trùng.

HÌNH ẢNH VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN BỊ MƯNG MỦ

Bạn nên hiểu rằng, mưng mủ chính là dấu hiệu cho thấy vết khâu ở tầng sinh môn đang nhiễm trùng. Trong đó, phần lớn là do chăm sóc vết thương chưa đúng cách, tạo điều kiện để vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Các mẹ có thể nhận biết thông qua hình ảnh và một số triệu chứng cơ bản như sau:

+ Vết thương mưng mủ trắng, vàng hoặc xanh

+ Khu vực tầng sinh môn có hiện tượng tấy đỏ, sưng to

+ Xuất hiện dịch tiết ra có mùi hôi, khi chạm vào có cảm giác đau đớn

+ Sản phụ sẽ có cảm giác ớn lạnh, sốt, buồn nôn

+ Đau buốt sau khi đi vệ sinh

Khi có những dấu hiệu này, chị em cần phải thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra mức độ viêm nhiễm và có hướng xử lý thích hợp.

TẦNG SINH MÔN MƯNG MỦ KHÁM Ở ĐÂU TẠI TP HCM

Tìm nơi uy tín để khám ngay vấn đề viêm nhiễm, mưng mủ tầng sinh môn là điều cần thiết mà chị em nên làm. Gợi ý đáng tin cậy mà chị em có thể tham khảo đó chính là Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu – nơi có chuyên môn cao trong việc chăm sóc sức khỏe vùng kín, đồng hành cùng nhiều mẹ bầu, sản phụ trong suốt hành trình của mình. Với tình trạng tầng sinh môn mưng mủ, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các hướng chữa trị phù hợp, chẳng hạn:

+ Dùng thuốc: dùng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống nhằm giảm viêm, giảm đau, tiêu mủ,… Tùy vào từng đối tượng sản phụ mà sẽ có loại thuốc tương ứng.

+ Điều trị ngoại khoa: khi ô mủ hình thành lớn, phát triển diện rộng, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp hút mủ, tiêu viêm bằng thủ thuật ngoại khoa phù hợp.

Ngoài ra, chị em cần chú ý đến việc vệ sinh vùng kín, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động, cũng như kiêng quan hệ tình dục,… Đừng quên tái khám để được bác sĩ kiểm tra tình trạng hồi phục như thế nào.

Trên đây là các thông tin liên quan đến hình ảnh tầng sinh môn bị mưng mủ, chị em nên tham khảo và ghi nhớ. Để được tư vấn thêm, chị em có thể nhấp vào Khung chat ở dưới, bác sĩ sẽ giải đáp ngay!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM