Thu gọn danh mục

Tình trạng đường huyết muốn kiểm soát tốt phải thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Vậy thì đường huyết cao nên ăn gì, kiêng gì và còn những lưu ý như thế nào? Bệnh nhân và người nhà hãy lưu lại những thông tin chia sẻ sau đây để áp dụng hiệu quả nhằm đảm bảo sức khỏe tốt và ngăn chặn tình trạng không mong muốn nhé.

THẾ NÀO LÀ ĐƯỜNG HUYẾT CAO?

Đường huyết cao là gì?

Theo định nghĩa, đường huyết cao là tình trạng đường trong máu tăng cao quá mức so với bình thường, cụ thể là đường glucose. Nói cho dễ hiểu một chút là thế này: đường glucose rất cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, nhưng cần phải đủ insulin để sử dụng được đường.

Khi cơ thể thiếu hụt lượng insulin và đường glucose lại vượt mức cần thiết thì dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Các chỉ số đường huyết của người bệnh như sau:

+ Người mới mắc: từ 7 mmol/l lúc đói, từ 10 mmol/l sau khi ăn

+ Bệnh lâu năm hoặc có biến chứng: từ 8,5 mmol/l lúc đói, từ 180mg/dl sau ăn

Đường huyết cao là gì?

Triệu chứng khi bị đường huyết cao

Người bị chứng đường huyết cao sẽ có những biểu hiện:

+ Hạn chế khả năng nhìn

+ Các vết thương, vết loét trên cơ thể lâu lành

+ Tay chân bị tê bì, bứt rứt khó chịu trong bắp thịt

+ Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là hay tiểu đêm

+ Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, viêm, nấm, ngứa

+ Các vùng da kín như nách, cổ, bẹn, khuỷu tay,… dễ bị sậm màu

+ Hay bị đau đầu chóng mặt hoặc mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân

+ Thường xuyên có cảm giác thèm ăn, uống nước, đồ ngọt

Nguyên nhân đường huyết cao

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đường huyết cao hoặc làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng không thuyên giảm:

+ Ăn uống với chế độ không hợp lý, ăn những món kiêng và kiêng những món nên ăn

+ Bỏ qua việc uống thuốc hoặc dùng thuốc mà không theo hướng dẫn của bác sĩ

+ Ít vận động cơ thể, thường xuyên ngồi quá lâu làm cơ thể kháng insulin

+ Thường xuyên bị stress, mất ngủ, suy nghĩ nhiều, căng thẳng thần kinh

+ Bị nhiễm trùng hay nhiễm trùng ở đường hô hấp, các vết thương lở loét

+ Bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc điều trị như cảm cúm, chống viêm

+ Lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng đường huyết

Nguyên nhân đường huyết cao

BỊ ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN ĂN GÌ?

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo bệnh nhân bị tăng đường huyết là nên bổ sung cho cơ thể 4 loại chất quan trọng gồm: chất đạm, chất béo, chất xơ và carbohydrate (đường, tinh bột). Cụ thể là những món sau:

♦ Cá chứa nhiều omega 3: Các loại cá giàu omega 3 được khuyến khích dùng cho người cao đường huyết có thể kể như cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá thu,… Nó có lợi cho tim mạch, giảm các biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường và người bị đường huyết cao nên bổ sung thường xuyên.

♦ Rau xanh: Hầu hết các loại rau đều hạn chế lượng calo, chứa nhiều chất xơ tiêu hóa chậm nên đường huyết sẽ tăng chậm, không đáng kể. Ăn rau xanh còn giúp bổ sung khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa để hạn chế viêm nhiễm, các biến chứng khác.

♦ Trứng: Người bị đường huyết cao rất cần ăn trứng để đảm bảo sức khỏe. Trứng giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, cải thiện độ nhạy insulin. Ăn trứng cho bạn cảm giác no lâu, cung cấp chất chống oxy hóa bảo vệ tim mạch.

♦ Nghệ và tỏi: Hoạt chất curcumin trong nghệ và các thành phần của tỏi có khả năng chống viêm, tiêu sưng, ngoài ra cũng rất tốt cho người tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm huyết áp.

♦ Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, nhưng bạn nên chọn loại nguyên hạt sẽ tốt hơn ngũ cốc tinh chế. Đối với bệnh nhân đường huyết cao thì chất xơ rất quan trọng, nó làm chậm quá trình tiêu hóa để ổn định lượng đường trong máu.

♦ Trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi, chanh,… rất tốt cho người bệnh tiểu đường, đường huyết cao. Chúng cung cấp lượng vitamin và chất khoáng dồi dào, có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân.

ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN ĂN GÌ?

NGƯỜI BỊ ĐƯỜNG HUYẾT CAO CẦN KIÊNG MÓN GÌ?

Người nhà và bệnh nhân bị đường huyết cao nên lưu ý, tránh để những món này xuất hiện trong thực đơn:

+ Các loại thực phẩm giàu carb như bánh mì, cơm, mì ống, thực phẩm từ tinh bột

+ Trái cây chứa nhiều đường như xoài chín, nho, dưa hấu, dâu tây,…

+ Đồ uống có đường như nước ngọt, trà sữa, sữa đặc, sữa tươi có đường,…

Nếu người bị đường huyết cao vẫn tiêu thụ những thực phẩm này thì nguy cơ biến chứng sẽ nghiêm trọng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình hình tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa,… của bạn. Người nhà nên chú ý để nhắc nhở bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ ĐƯỜNG HUYẾT CAO

Hãy bảo vệ mình trước các nguy cơ biến chứng bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng bằng việc thực hiện tốt những điều sau:

+ Ăn uống theo chế độ khoa học được bác sĩ tư vấn

+ Tuân thủ lời chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bằng thuốc

+ Kiểm tra đường huyết thường xuyên, mỗi tuần 1 lần hoặc mỗi ngày 1 lần

+ Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe

+ Không để bản thân bị stress, lo lắng hoặc làm việc quá sức trong thời gian dài

+ Đảm bảo giấc ngủ ngon, đủ chất và lượng, không thức khuya liên tiếp

+ Uống nhiều nước, đặc biệt nên dùng nước lọc, nước nguội sạch chứ không nên uống nước ngọt, nước có ga hay các loại nước qua pha chế không an toàn thực phẩm.

LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ ĐƯỜNG HUYẾT CAO

Như chúng ta đã thấy, ngoài vấn đề đường huyết cao nên ăn gì thì người bị đường cao trong máu còn phải quan tâm các vấn đề khác nữa. Những thông tin được bác sĩ Hoàn Cầu chia sẻ trên đây hi vọng giúp ích cho bạn để bảo vệ sức khỏe mình tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM