Thu gọn danh mục

Đau hốc mắt hay đau nhức dây thần kinh hốc mắt có thể do viêm hoặc u giả viêm, tăng nhãn áp,... Bệnh hiện phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nguyên nhân sâu xa là do áp lực đến từ công việc và cuộc sống hàng ngày, khiến cơ thể phải điều tiết mắt nhiều, khiến suy giảm thị lực, dễ mắc các bệnh liên quan. Cùng phân tích thông tin Đau hốc mắt có nguy hiểm không? để kịp thời phát hiện và phòng tránh nhá!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Đôi nét cơ bản về bệnh đau hốc mắt

Hốc mắt ở đâu?

Theo giải phẫu học, ở hai bên sống mũi trên khuôn mặt người, có hai hốc sâu vào, là nơi 2 bên mắt. Hốc mắt ngoài tiếp xúc với sóng mũi, còn có gò lông mày và vùng trán ở trên, phía dưới giáp với khung xương gò má. Ở hướng trước mặt, có 2 hàng mí mặt trên và dưới khi nhắm lại sẽ khép kín hốc mắt.

Cấu tạo của hốc mắt

Bộ phận này có khung xương hình tháp, với đỉnh có xu hướng về sau và phần đáy mở rộng ra trước. Hốc mắt có màng bọc nối liền với màng cứng bao bọc não, dọc theo dây thần kinh thị giác. Bên trong hốc có các tuyến lệ, dây thần kinh mắt, và các mô đệm giúp mắt luôn lồi về trước. Các bộ phận trong hốc mắt có dạng dày cứng, có dạng nhạy cảm và dễ tổn thương. Các bộ phận mềm ở đây được bọc bởi cân, nhờ cân mà các phần mềm không bị cố định trực tiếp vào hốc xương ở mắt. Đau hốc mắt chủ yếu là do các bộ phận bên ngoài hoặc bên trong cân gây ra.

Đặc biệt ở hốc mắt là có các bao tenon, giúp nhãn cầu ở 2 bên cố định 1 vị trí nhưng lại linh hoạt di chuyển theo các cơ, giúp mắt dễ dàng đảo qua đảo lại, nhìn lên nhìn xuống. Khi đau hốc mắt, việc đảo mắt sẽ trở nên khó khăn hơn, người bệnh rất dễ phát hiện ra.

Đau hốc mắt là gì?

Như đã phân tích về vị trí và vai trò của hốc mắt, khi bị đau ở bộ phận này, rất có khả năng là mắc phải các bệnh lý liên quan đến mắt hoặc các bộ phận mềm, nhạy cảm khác trong hốc mắt.

Các dấu hiệu có thể nhận biết có thể kể đến như:

+ Mắt lồi, bị sưng ở mí mắt.

+ Giảm thị lực, cảm giác đau đau ở mắt.

Phân tích sâu hơn, không chỉ các bệnh về mắt hoặc chỉ liên quan đến khu vực này, mà bệnh còn có thể là do ảnh hưởng của cao huyết áp, viêm tai mũi họng, ... biến chứng gây ảnh hưởng dây thần kinh ở mắt.

Các bệnh lý có triệu chứng gây đau hốc mắt

Bệnh lý viêm hốc mắt

Bệnh lý viêm hốc mắt

Thông tin cơ bản

Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm ở mắt gây nên. Viêm nhiễm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp từ vùng khác cơ thể đang bị nhọt cọ xát vào mắt. Khối viêm nếu không đều trị ngay khi phát hiện, khả năng mất thị giác, thậm chí nguy hiểm tính mạng người bệnh khá cao.

Theo phân loại Chandler, bệnh viêm nhiễm hốc mắt được phân thành 5 nhóm:

>> Do viêm xoang sàng:

+ Nhóm 01: Viêm tổ chức trước vách: vi khuẩn tấn công các mô mềm ở phần mí mắt, vùng quanh nhãn cầu ở phía trước vách ngăn.

+ Nhóm 02: Viêm tổ chức hốc mắt: vi khuẩn tấn công các mô mềm ở phía sau vách ngăn.

>> Do tự tạo mũ hoặc lí do khác:

+ Nhóm 03: Apxe ở dưới màng xương ở vùng hốc mắt.

+ Nhóm 04: Apxe ở ngay trong hốc mắt.

+ Nhóm 05: Viêm tắc các tĩnh mạch ở xoang hang.

Dấu hiệu nhận biết

+ Bên mắt bị viêm sẽ lồi ra và có nguy cơ bị liệt vận nhãn.

+ Cảm giác đau khi đảo mắt, kèm theo nhìn không rõ.

+ Xuất hiện sưng phù ở kết mạc, gây tăng áp lực lên mắt.

Phương hướng trị bệnh

+ Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm liều lượng cao, tác dụng mạnh thông qua uống thuốc hoặc tiêm ở tĩnh mạch người bệnh.

+ Tiến hành phẫu thuật để dẫn lưu để tránh mủ gây áp xe.

Chú ý:

Đối tượng trẻ em dưới một tuổi có dấu hiệu sốt cao và xuất hiện viêm màng não, cần nhập viện ngay.

Bệnh lý u giả viêm ở khu vực hốc mắt

Cần lưu ý bện lý này không phải viêm, cũng không phải khối u hạch, mà đây là bệnh u giả viêm. Bệnh được chia thành các loại như:

+ Hội chứng ở đỉnh vùng hốc mắt.

+ Bệnh ở vùng trước (U giả viêm trước): gây sụp hay phù hàng mi.

+ Bệnh có tính lan tỏa ra xung quanh (U giả viêm lan tỏa).

+ Bệnh ở tuyến lệ (U giả viêm tuyến lệ): đau nhức và sưng tấy ở hai bên tuyến lệ.

Các triệu chứng nhận biết bệnh như sau:

+ Bên mắt bị u giả viêm sẽ lồi ra ngoài, và đau ở hốc mắt.

+ Cảm giác đau cả vùng nửa mặt, day dưa cả tháng.

+ Giảm thị lực, không nhìn rõ do nhãn cầu bị sưng tấy, ít đỏ.

Biến chứng từ bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến máu đến mắt. Biến chứng của bệnh là gây mờ mắt, thị lực bị suy giảm đáng kể, đau hốc mắt.

Người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay, tránh bệnh nghiêm trọng, có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Khối u hốc mắt

Khối u này phổ biến ở mọi đối tượng: nam nữ, già trẻ, lớn bé. Được chia thành 2 loại là:

Khối u lành tính

+ Đối tượng trẻ nhỏ: có khối u dạng nang bì, rối loạn sản xơ.

+ Đối tượng người lớn: có khối u màng não, khối u ở dây thần kinh thị giác.

Nếu khối u này không ảnh hưởng đến nhãn cầu gây đau nhức ở hốc mắt thì không cần loại bỏ.

Khối u ác tính

+ Đối tượng trẻ nhỏ: có khối u sacom cơ vân, hoặc khối u ở xương.

+ Đối tượng người lớn: có khối u di căn, hoặc khối u bạch huyết.

Bệnh lý giãn tĩnh mạch ở mắt

Chức năng của tĩnh mạch là đưa máu từ bộ phận về lại tim. Khi tĩnh mạch ở mắt bị giãn nở sẽ gây phồng các cơ, khiến mắt bị lồi ra ngoài. Khi các cơ căng đến ngưỡng chịu đựng của cơ, sẽ gây đau hốc mắt.

Giải pháp là bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế tiếp xúc màn hình vi tính, điện thoại.

Ảnh hưởng do viêm ở tai, mũi hoặc họng

Thông thường là do viêm xoang ảnh hưởng đến hốc mắt gây đau. Dấu hiệu nhận biết là khi người bệnh thực hiện động tác cúi người xuống, sẽ thấy đau đầu, dây thần kinh gần mắt thấy nhức, hốc mắt đau.

Cần điều trị sớm bệnh viêm xoang để tránh lây lan chảy mủ gây viêm đa xoang, hoặc viêm hốc mắt.

Ảnh hưởng do viêm tai mũi họng

Bệnh mắt Graves - Basedow

Graves - Basadow là bệnh lý do tuyến giáp hoạt động quá mức - cường giáp. Điều này dẫn đến lượng hormone Thyroxine thừa ra ở cấp độ cao, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tác động đến mọi hoạt động trong cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh này là chảy nước mắt không kiềm chế, có khi nóng rát, thường xuyên thấy chói mắt, mắt lồi ra trước,... Khi tình trạng bệnh nặng còn có triệu chứng:

+ Mí mắt trên bị rút lên cao, làm lộ mắt ra ngoài, rất giống trợn mắt.

+ Mí mắt dưới bị sưng phù, xung huyết, lâu dần có thể biến chứng thành viêm loét ở giác mạc mắt.

Do chấn thương trong hoạt động hoặc vật lạ vào mắt

Trong lúc sinh hoạt hay làm việc hàng ngày, bị chấn thương gây xuất huyết trong ở nhãn cầu hoặc vật lạ bay vào mắt, trú ở hốc mắt.

Để xác định rõ, người bệnh cần thăm khám và tiến hành chụp siêu âm để an tâm.

Phương pháp điều trị đau hốc mắt

Dựa vào kết quả khám nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng, chụp cắt lớp hoặc chụp siêu âm để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh đau hốc mắt, hay nhức hốc mắt ở bệnh nhân. Từ đó, xác định phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý và cơ địa của người bệnh. 

Bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở y tế về nhãn khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả, an toàn cao.

Lời khuyên:

Các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu vừa giải đáp câu hỏi Đau hốc mắt có nguy hiểm không? trong bài viết trên. Đây là bệnh gây cảm giác rất khó chịu, cản trở sinh hoạt, làm việc hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện hốc mắt thường xuyên bị đau nhức, cần tìm đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa mắt để chữa trị kịp lúc. Nếu người đọc còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM