Thu gọn danh mục

Đau cổ họng là tình trạng phổ biến mà nhiều người đã từng mắc phải, là vào thời điểm giao mùa, trời lạnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này, đa số mọi người đều thắc mắc rằng không biết mình có mắc phải bệnh lý nào không. Sau đây, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó và chia sẻ cách điều trị, cải thiện đau cổ họng.

TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG ĐAU CỔ HỌNG

Tình trạng đau ở cổ họng xảy ra khi ở khu vực thực quản, dây thanh quản, hầu họng xuất hiện tổn thương. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác có thể kể đến như là: Khàn giọng, mất tiếng, khó chịu và ngứa rát cổ họng, đặc biệt khi nuốt nước bọt, thức ăn,...

Tình trạng đau cổ họng ảnh hưởng đến sinh hoạt

Nguyên nhân gây ra là gì?

Tình trạng này không những ảnh hưởng đến việc nhai nuốt mà còn cản trở hoạt động giao tiếp hàng ngày. Việc xác định nguyên nhân là đặc biệt quan trọng, sau đó mới có thể điều trị phù hợp và hiệu quả. Những nguyên nhân dẫn đến đau cổ họng phổ biến đó là:

Đau cổ họng

Đây là tình trạng phổ biến mà người bệnh có thể mắc phải. Triệu chứng đặc trưng ở bệnh lý này đó là sốt nhẹ, sưng hạch ở cổ, khô miệng, cơ thể mệt mỏi, trên amidan có mảng trắng,... Nguyên nhân gây ra có thể do dị ứng, nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do hút thuốc lá quá nhiều. Sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm khi được điều trị đúng cách, không gây nguy hiểm cho cơ thể.

Mắc bệnh viêm amidan

Ngoài viêm họng, bệnh lý viêm amidan cũng xuất hiện rất phổ biến trên đường hô hấp. Khi hạch lympho (amidan) bị nhiễm khuẩn hoặc virus sẽ gây viêm ở bộ phận này. Giai đoạn đầu mới khởi phát, bệnh sẽ được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh, phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Viêm thanh quản

Tình trạng này khởi phát khi bệnh nhân đã mắc các bệnh về viêm mũi họng (hay còn gọi là cảm cúm). Lúc này, do nhiễm trùng hoặc dị ứng sẽ khiến cho dây thanh quản bị sưng viêm, cùng với đó là triệu chứng khàn tiếng, nghẹt mũi, ho khan, ngứa họng, mất tiếng,... Đặc biệt khi nói hoặc nuốt nước bọt, thức ăn sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau rát ở cổ họng.

Viêm thanh quản là một trong những nguyên nhân gây đau cổ họng

Viêm thực quản

Thực quản còn có tên gọi khác là ống dẫn thức ăn, giúp chất lỏng và đồ ăn được đưa từ miệng xuống dạ dày. Một khi bộ phận này xuất hiện sưng viêm, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau cổ họng mỗi lần nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này thường do sự trào ngược axit trong dạ dày lên thực quản.

Mắc phải dị vật ở họng

Trong quá trình nuốt thức ăn hoặc thuốc uống, chúng có thể bị mắc ở cuống họng, cản trở việc nuốt. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, lấy dị vật trong họng ra, tránh gây nhiễm trùng.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, đau cổ họng còn có thể do một số bệnh lý khác như: Viêm VA, viêm xoang, viêm tai giữa, dị ứng thực phẩm, ung thư hầu họng.

XỬ LÝ THẾ NÀO KHI BỊ ĐAU CỔ HỌNG?

Hầu hết tình trạng này sẽ giảm sau một thời gian định, nếu biết cách chăm sóc thì bệnh sẽ được cải thiện mà không có nguy cơ gây biến chứng cho cơ thể. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để khắc phục đau cổ họng:

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối

Đặc điểm của muối là có tính sát khuẩn cao, hỗ trợ rất tốt trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn gây nên nhiễm trùng. Từ đó làm thuyên giảm tình trạng sưng đau, ngứa ở cổ họng rất hiệu quả. Thói quen duy trì súc miệng với muối thường xuyên sẽ tăng sức khỏe răng miệng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Súc nước muối rất đơn giản nhưng hiệu quả lại cao

Ngậm tỏi giảm đau cổ họng

Trong tỏi có hoạt chất Allicin có tác dụng ức chế vi khuẩn tương tự như kháng sinh. Làm giảm tình trạng đau ngứa cổ họng chỉ bằng vài lát tỏi. Đây là cách làm đơn giản mà bạn có thể tiến hành ngay tại nhà.

Sử dụng tắc chưng mật ong

Đây là phương pháp được truyền lại từ xưa đến nay trong điều trị ho, đau ngứa cổ họng. Trong tắc có chứa Acid Citric và Vitamin C có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, loại bỏ đờm trong cổ họng. Bên cạnh đó, mật ong có đặc điểm là tái tạo các mô đã tổn thương rất hiệu quả. Sự kết hợp của 2 loại này sẽ hỗ trợ điều trị đau cổ họng rất tốt.

Bên cạnh các phương pháp tự cải thiện tại nhà, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gặp bác sĩ trong trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc do các bệnh lý nguy hiểm khác. Các triệu chứng khác nguy hiểm đó là sốt cao, sưng hạch ở cổ, sụt cân bất thường, buồn nôn, chóng mặt,...

Sau khi thực hiện một số chẩn đoán, tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Trong đó chủ yếu là dùng thuốc và phương pháp ngoại khoa. Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân nên gặp bác sĩ nếu tình trạng đau cổ họng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM