Việc kiểm soát chỉ số tiểu đường của cơ thể sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, làm sao để kiểm tra chỉ số tiểu đường? lượng đường trong máu như thế nào là bình thường? như thế nào là đang mắc bệnh tiểu đường?... Cùng xem ngay các thông tin y tế liên quan dưới đây.
CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG: PHÂN LOẠI & Ý NGHĨA
Chỉ số tiểu đường của người bình thường sẽ khác với người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, bạn nên biết các loại chỉ số và ý nghĩa cụ thể như sau:
Các loại chỉ số tiểu đường
Chỉ số tiểu đường có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tiểu đường. Trong đó, sẽ có các loại chỉ số tiểu đường như sau:
♦ Chỉ số tiểu đường khi đói: đây là kết quả xét nghiệm đường huyết khi bạn đang nhịn đói ít trong vòng 6h - 8h.
♦ Chỉ số tiểu đường ngẫu nhiên: chính là việc xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không cần nhịn đói hay ăn no.
♦ Chỉ số tiểu đường sau ăn: thông thường sẽ xét nghiệm sau khi ăn khoảng 2 h để kiểm tra khả năng dung nạp đường của cơ thể.
♦ Chỉ số HbA1c: chẩn đoán lượng đường trong máu thông quá kiểm tra chức năng vận chuyển oxy và glucose trong cơ thể.
Ý nghĩa của chỉ sống tiểu đường
Chỉ số tiểu đường sẽ được đo kỹ lưỡng và phân chia theo từng lượng đường huyết trong máu khác nhau. Cụ thể:
Chỉ số tiểu đường của người bình thường
• Đường huyết ngẫu nhiên: <140mg/ dl
• Đường huyết lúc đói: <100mg/dl
• Đường huyết 2h sau khi ăn: <140mg/dl
• Đường huyết HbA1c: <5,7%
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
• Đường huyết ngẫu nhiên: >200mg/ dl
• Đường huyết lúc đói: <126mg/dl
• Đường huyết 2h sau khi ăn: > 200 mg/dl
• Đường huyết HbA1c: >6.5%
Chỉ số đường huyết của người tiền tiểu đường
• Đường huyết ngẫu nhiên: 140 – 200mg/ dl
• Đường huyết lúc đói: 100 - 125mg/dl
• Đường huyết 2h sau khi ăn: 140 – 200mg/dl
• Đường huyết HbA1c: 5,7% – 6.4%
Dựa vào các chỉ số trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bạn đang mắc tiểu đường ở mức độ nào. Theo đó, bạn sẽ được chỉ định các phương pháp để lấy lại sự cân bằng lượng đường trong máu tốt.
CÁCH XÉT NGHIỆM KIỂM TRA CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG
Để kiểm tra chỉ số tiểu đường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm cơ bản. Cụ thể:
Xét nghiệm đường trong máu lúc đói
Xét nghiệm lượng đường trong máu khi đói thường được áp dụng khi người bệnh nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng đồng hồ. Nếu lúc đói, lượng đường trong máu của bạn vẫn cao thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Căn cứ vào chỉ số tiểu đường trên, bạn có thể dễ dàng biết được mình đang mắc tiểu đường nặng hay nhẹ.
Xét nghiệm đường lúc no
Xét nghiệm này được tiến hành sau khi ăn khoảng 2h. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn uống một khoảng 75g glucoso và làm xét nghiệm. Tại thời điểm này, nếu lượng đường trong máu của bạn vượt quá mức quy định như trên thì bạn có khả năng mắc tiểu đường.
Xét nghiệm đường ngẫu nhiên
Xét nghiệm này sẽ thực hiện ngẫu nhiên, kể cả lúc đói hoặc no đều được. Thông thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện 2 lần để chắc chắn hơn về kết quả.
CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
Để có thể “sống chung” với bệnh tiểu đường một cách dễ dàng, bạn cần phải biết một số cách để cải thiện tình trạng này và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Cụ thể:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Trước tiên, với những đối tượng bị tiểu đường, chắc chắn chế độ ăn uống sẽ có phần kỹ lưỡng hơn so với người bình thường. Bạn cần phải biết nên ăn gì và không nên ăn gì, chẳng hạn như:
- Những thực phẩm nên ăn: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, ngô, khoai, sắn, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, dầu đậu nành, dầu oliu, dầu cá, mỡ cá,...
- Những thực phẩm nên kiêng: bánh mỳ, gạo trắng, miến, bột sắn dây, dầu dừa, kem tươi, bánh kẹo ngọt, siro, các loại quả sấy, nước có ga,...
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe
Bạn nên tập thể dục thường xuyên để tăng độ nhạy của insulin, giúp giảm lượng đường trong máu. Với những người bị bệnh tiểu đường, cần phải chọn những bài tập nhẹ nhàng, không nên tập quá sức. Đồng thời, hãy tập vào buổi sáng để tăng cường thể lực và giảm nguy cơ đột quỵ.
Dùng một số loại thuốc giúp cân bằng đường huyết
Để ổn định đường huyết nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như: Bepharin, Diabetna, TDCare, Hạ Đường Tâm An,... Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này cũng cần đúng cách, đúng thể trạng và mức độ tiểu đường. Vì thế, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế, kiểm tra lượng đường huyết của mình là bao nhiêu. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc phù hợp, giúp cải thiện bệnh lý nhanh chóng.
Với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu kỹ lưỡng hơn về chỉ số tiểu đường và các thông tin liên quan khác. Tuy nhiên, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo, bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra lượng đường trong máu. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện nếu như đường huyết có chiều hướng tăng cao và có hướng điều trị sớm .
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM