Khó có thể lường trước được những rủi ro xảy ra trong quá trình mang thai, dù chị em đã cố gắng rất nhiều. Trong đó, hiện tượng chậm kinh 20 ngày thai chưa vào tử cung cũng được xem là điều khiến các mẹ bầu vô cùng hoang mang. Trước tiên, bạn nên dành thời gian xem ngay một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đồng thời lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nhé!
Sau khi thụ tinh mất bao lâu để thai vào tử cung?
Thông thường, sau khi hoàn thành quá trình thụ tinh, trứng sẽ mất khoảng từ 6 đến 9 ngày để bắt đầu làm tổ trong tử cung của mẹ. Hành trình làm tổ này sẽ tiếp tục phát triển từ 7 đến 10 ngày sau đó. Tuy vậy, trứng cũng chưa thể bám kỹ vào thành tử cung trong thời gian quá ngắn.
Thời điểm thai vào tử cung nhanh hay chậm cũng được quyết định bởi thể trạng của mẹ bầu. Trung bình, quá trình thai cấy vào tử cung khoảng 9 ngày. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp phải mất từ 13 đến 15 ngày mới hoàn thành.
Bên cạnh đó, việc xác định ngày rụng trứng cũng chưa hẳn đã đúng tuyệt đối. Vì thế, các bác sĩ vẫn sản khoa sẽ tính tuổi thai nhi trên chu kỳ kinh cuối cùng, thường xê dịch từ 1 đến 2 tuần. Đó là lý do khiến nhiều trường hợp các mẹ bầu mang thai 4 đến 5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.
Để chắc chắn thai đã vào tử cung hay chưa, mẹ bầu nên đi khám ở tuần thứ 5. Đây chính là mốc quan trọng, tuổi thai đã đủ để biết được có khả năng di chuyển vào tử cung hay không. Các mẹ bầu chúng ta không nên quá nôn nóng, hãy chú ý sức khỏe, nghỉ ngơi và chờ đợi.
Nguyên nhân khiến chậm kinh 20 ngày thai chưa vào tử cung
Bạn chậm kinh 20 ngày (~3 tuần) nhưng khi đi khám, các bác sĩ chẩn đoán là thai chưa vào trong tử cung. Vậy, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì?
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
Sức khỏe của mẹ bầu cũng là yếu tố quyết định đến quá trình thai vào tử cung hay chưa. Khi cơ thể mẹ bầu quá yếu, không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, sẽ làm chậm quá trình phát triển. Như thế, thai nhi sẽ không thể di chuyển vào bên trong tử cung, bám rễ và làm tổ được. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn uống của mình.
Thai chưa đủ thời gian để bám vào bên trong tử cung
20 ngày chậm kinh cũng chưa hẳn đó là thời gian mang thai chính xác của bạn. Thông thường, thời điểm để biết chắc chắn thai đã đi vào tử cung hay chưa cũng từ 5 đến 6 tuần. Nghĩa là, tuổi thai phải đạt từ 35 đếm 42 ngày trở lên. Vì thế, hiện tượng chậm kinh 20 ngày thai chưa vào tử cung có thể là do thai chưa đủ thời gian để di chuyển. Vì thế, các mẹ nên chờ đợi và thăm khám vào các tuần kế tiếp theo chỉ định của bác sĩ.
Vận động mạnh, stress nặng
Việc vận động mạnh quá mức, làm việc nhiều, stress nặng cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình đi vào tử cung của thai nhi. Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu nên chú ý giữ gìn sức khỏe, thoái mái tinh thần tối đa. Điều này sẽ giúp thai nhi nhanh phát triển hơn rất nhiều.
Mang thai ngoài tử cung
Chậm kinh 20 ngày thai chưa vào tử cung có thể cũng là dấu hiệu báo sớm việc chị em mang thai ngoài tử cung. Như bạn đã biết, mang thai ngoài tử cung sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Các mẹ bầu có thể theo dõi và nhận biết bằng các dấu hiệu như đau bụng dưới âm ỉ, ra máu bất thường, đau hai bên vùng xương chậu,.... Hãy thăm khám ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu này để có các hướng giải quyết tốt hơn.
Vòi trứng và ống dẫn trứng có vấn đề
Theo các bác sĩ tại Đa Khoa Hoàn Cầu, vòi trứng và ống dẫn trứng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu tinh. Bởi trứng sẽ di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng để đi vào bên trong tử cung của người mẹ. Nếu hai bộ phận đó gặp bất kỳ trục trặc nào cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thai di chuyển vào tử cung. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên thăm khám để được các bác sĩ chỉ định biện pháp khắc phục hiệu quả.
Chậm kinh 20 ngày thai chưa vào tử cung nên làm gì?
Chậm kinh 20 ngày nhưng thai chưa vào tử cung, bạn sẽ được các bác sĩ đưa ra lời khuyên hữu ích và hướng điều trị để cải thiện nhanh chóng. Cụ thể:
Trường hợp 1: thai chưa vào tử cung do sức khỏe mẹ bầu
Với trường hợp, thai chưa vào tử cung do sức khỏe của người mẹ thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn tăng cường nghỉ ngơi, thiết lập lại chế độ dinh dưỡng, chú ý đến việc vận động, tránh mang vác hoặc chạy nhảy,... Đặc biệt, trong những tuần đầu mang thai, mẹ bầu cần thận trọng hết sức về mọi mặt, nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cả thai nhi.
Trường hợp 2: mang thai ngoài tử cung
Nếu mẹ bầu chẳng may mang thai ngoài tử cung và không có khả năng cải thiện thì các buộc phải thực hiện đình chỉ thai để đảm bảo sức khỏe. Với trường hợp này, các bác sĩ sẽ cho thai phụ uống thuốc để khối thai ngưng phát triển và tự tiêu đi. Đương nhiên, những loại thuốc này sẽ được chỉ định đúng liều, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người mẹ.
Trường hợp 3: vòi trứng và ống dẫn trứng có vấn đề
Khi thai không thể vào tử cung do vòi trứng hoặc ống dẫn trứng gặp các vấn đề như: tắc nghẽn, bị hẹp bẩm sinh,... các bác sĩ sẽ có phương pháp để cải thiện, giúp cho quá trình di chuyển của thai nhi trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai, hãy chịu khó kiểm tra định kỳ. Với tình trạng chậm kinh 20 ngày thai chưa vào tử cung cũng có có khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể tìm đến phòng khám chuyên khoa uy tín như Đa Khoa Hoàn Cầu để được làm các bước kiểm tra chi tiết. Nếu muốn đặt lịch khám, bạn có thể Nhấp vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ ngay!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM