Mắc xương cá tưởng chừng như đơn giản ấy thế nhưng rất nhiều người gặp phải những nguy hiểm của tình trạng này khi xảy ra. Bài viết Câu chuyện mắc xương cá và lời khuyên giúp đây là một trong số đó. Chúng tôi xin được chia sẻ chi tiết cùng bạn câu chuyện liên quan đến tình trạng bị mắc xương cá ở bệnh nhân.
CÂU CHUYỆN MẮC XƯƠNG CÁ NGUY HIỂM
Vào sáng ngày 28 tháng 9 bác sĩ Phạm Thanh Phong nguyên Phó giám đốc chuyên môn của Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ cho biết bệnh viện vừa thực hiện ca phẫu thuật thành công cho đối tượng nữ bệnh nhân không may bị xương cá đâm thủng ruột.
Cụ thể chị N.T.H 45 tuổi ở Kiên Giang nhập viện trong tình trạng bị đau âm ỉ hạ vị trong thời gian khoảng 10 ngày nhưng vẫn không khỏi. Thông qua kết quả chụp X-quang và siêu âm bác sĩ của bệnh viện Cần Thơ đã thực hiện phẫu thuật nội soi và bóc tách khối viêm tại thành bụng cùng hố chậu.
Sau ca phẫu thuật diễn ra 1 giờ thì bác sĩ đã phẫu tích khối viêm tại thành bụng lấy ra dị vật xương cá với chiều dài đến 3cm. Sau phẫu thuật bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt đồng thời không sốt, bụng mềm có thể xuất viện ngay trong ngày.
Mắc xương cá có thể gây ra nhiều nguy hiểm
Bác sĩ Phạm Thanh Phong cũng cho biết thêm kể từ đầu năm đến nay bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ đã thực hiện phẫu thuật cho khoảng 15 bệnh nhân bị thủng ruột vì xương cá đâm. Theo chia sẻ từ các bác sĩ phần lớn những dị vật đi qua đường tiêu hóa ra ngoài một cách an toàn trong vòng 1 tuần. Nhưng vẫn có 1% trường hợp những dị vật như lưỡi lam, kim, tăm xỉa răng, xương gà, xương cá… Nó có thể đi xuyên qua thành ruột và gây tình trạng viêm phúc mạc.
Đặc biệt tình trạng mắc xương cá chiếm đến 46% trong tổng số những nguyên nhân gây ra thủng ruột non dẫn đến tình trạng áp xe và viêm phúc mạc toàn diện. Triệu chứng cơ bản của bệnh nhân khi bị đó là sốt, buồn nôn, đau bụng và ói…
Chia sẻ từ BS CKII Bồ Kim Phương hiện là Trưởng Khoa Nội Tiết Tiêu Hóa - Huyết học lâm sàng khi bệnh nhân ăn những thực phẩm có nhiều xương như là cá, vịt, gà… cần thật chú ý cẩn thận. Bởi những loại xương này đều là dị vật có thể bị mắc ở bất cứ vị trí nào tại ống tiêu hóa và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Không nên tự ý chữa mắc xương cá tại nhà
LỜI KHUYÊN KHI BỊ MẮC XƯƠNG CÁ CẦN NẮM
Qua câu chuyện mắc xương cá chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đưa ra lời khuyên cùng bệnh nhân như sau:
► Thứ : Nếu bệnh nhân vô tình nuốt phải xương cá thì lưu ý cần vào bệnh viện ngay để được bác sĩ kịp thời thăm khám và đưa ra giải pháp can thiệp. Tuyệt đối không được tự ý áp dụng những phương pháp dân gian như là nuốt miếng cơm kích thước lớn, vuốt xuôi theo chiều họng, uống nhiều nước và tự ý móc bỏ xương cá.
► Thứ hai: Cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán cũng như xử trí sớm. Cần tránh trường hợp dị vật đâm thủng thành ống tiêu hóa gây những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
► Thứ ba: Từ câu chuyện mắc xương cá cũng nên nhắc lại nữa bệnh nhân trong quá trình ăn uống cần lưu ý cẩn thận gỡ xương thật kỹ với xương cá. Đặc biệt ăn cẩn thận với xương gà vịt. Không chỉ trẻ em mà cả đối tượng người lớn vì như đã nói có rất nhiều những trường hợp xảy ra nguy hiểm khi bị mắc xương.
► Thứ tư: Cần chủ động và biết rõ những ảnh hưởng của việc mắc xương nên không nên chậm trễ trong việc tìm đến bệnh viện để thăm khám điều trị. Vì lúc nào việc tìm đến bệnh viện sớm để điều trị sẽ mang đến hiệu quả tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh bởi bị mắc, hóc xương.
Đến ngay bệnh viện khi bị mắc xương cá
Bài viết câu chuyện mắc xương cá trên đây chúng tôi hy vọng đã giúp bạn phần nào hiểu rõ tình trạng bị mắc xương cá. Mọi câu hỏi liên quan đến mắc xương cá cần tư vấn vui lòng liên hệ với chuyên gia của phòng khám Hoàn Cầu để được giải thích cặn kẽ hơn.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM