Thu gọn danh mục

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, hơi thở ngừng lại và bắt đầu lặp đi lặp lại. Nếu bạn ngáy to, cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, khô rát họng… ngay cả sau khi ngủ cả đêm, bạn có thể bị ngưng thở khi ngủ. Hãy cảnh giác với 5+ yếu tố gây ra chứng ngưng thở khi ngủ để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện chữa trị tích cực.

PHÂN LOẠI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là bệnh lý thuộc đường hô hấp nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính. Tùy thuộc vào các yếu tố tác động mà chứng ngưng thở khi ngủ được phân chia thành 3 loại sau đây:

• Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đây là một dạng phổ biến hơn xảy ra khi các cơ ở cổ họng bị thu hẹp lại, thậm chí là hoàn toàn khép lại… khiến bệnh nhân có thể bị ngưng thở trong một thời gian (có thể 10 giây hoặc hơn và có tính chất lặp đi lặp lại trong đêm)

• Chứng ngưng thở khi ngủ trung ương: Tình trạng này xảy ra khi não bộ của bạn không thể gửi tín hiệu tương thích đến các cơ điều khiển nhịp thở

• Chứng ngưng thở khi ngủ phức tạp: Đây là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi một người bị cả 2 tình trạng liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng ngưng thở khi ngủ trung ương.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ

Cơ chế gây ra chứng ngưng thở khi ngủ chủ yếu là do tắc nghẽn hoặc hẹp đường thở trên trong khi ngủ. Do đó, bất kỳ sự hẹp hoặc tắc nghẽn ở bất kỳ bộ phận nào từ lỗ mũi trước đến khí quản trên đều có thể gây ngừng thở.

- Các bệnh về họng: Người bệnh có thể bị hẹp đường thở bẩm sinh (di truyền). Ngoài ra, sưng amidan, áp-xe họng hoặc u vòm họng phát triển quá mức có thể bị phì đại, gây tắc nghẽn đường thở, đặc biệt là ở trẻ em.

- Các bệnh về mũi: Hẹp hoặc tắc mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm mũi cấp tính và mãn tính, viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, tụ máu, áp-xe, polyp mũi, u xoang cạnh mũi…

- Bệnh hạ họng: Tăng sản mô lympho ở đáy lưỡi, khối u ở đáy lưỡi, u nang nắp thanh quản, áp xe thành sau hoặc thành bên của hạ họng…

- Các bệnh lý về răng miệng: Phì đại thân lưỡi hoặc u lưỡi (thân lưỡi, đáy lưỡi) khối u sàn miệng, áp-xe hàm dưới, tật nhỏ hàm dưới bẩm sinh hoặc co rút xương hàm dưới…

- Các bệnh lý khác: Bao gồm như bệnh lý béo phì, suy giáp, bướu cổ rất lớn… cũng có thể là nguyên nhân gây chứng ngưng thở khi ngủ.

5+ YẾU TỐ GÂY RA CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ: BẠN CẦN NẮM

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ, bao gồm:

Thừa cân, béo phì

 Hầu hết (nhưng không phải tất cả) những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đều thừa cân. Sự tích tụ chất béo gần đường hô hấp trên có thể cản trở việc thở. Các tình trạng liên quan đến béo phì, ví dụ như suy giáp và hội chứng buồng trứng đa nang, cũng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Tuổi tác ngày càng cao

Yếu tố gây ra chứng chứng ngưng thở khi ngủ có thể tăng lên theo tuổi tác (thường gặp ở người trên 30 tuổi trở lên) nhưng thường sẽ giảm dần sau những năm 60 – 70 tuổi.

Huyết áp cao (tăng huyết áp)

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn tương đối phổ biến ở những người bị huyết áp cao. Do đó, người có tiền sử bị huyết áp (hoặc gia đình có người mắc bệnh) hãy thường xuyên theo dõi và kiểm soát huyết áp của mình ở mức ổn định.

Ngạt mũi mãn tính

Những người bị nghẹt mũi thường xuyên vào ban đêm, bất kể nguyên nhân nào, có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao gấp đôi so với người bình thường. Điều này có thể do hẹp đường thở.

Hút thuốc lá

Những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Theo thống kê, tỉ lệ này cao gấp ~2,5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do chất nicotin có trong thuốc lá kích thích làm sưng các cơ, mô ở mũi và phù nề ở cổ họng, dẫn đến hẹp đường thở và cản trở quá trình hô hấp.

Các yếu tố gây ra chứng ngưng thở khi ngủ khác

- Nam giới có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao gấp hai hoặc ba lần so với phụ nữ; Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở cao hơn.

- Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phổ biến hơn ở những người bị bệnh tiểu đường, hen suyễn…

- Tiền sử gia đình có người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

TRIỆU CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng ngưng thở khi ngủ trung ương trùng nhau và đôi khi có thể khó xác định bạn thuộc loại nào. Bạn có thể chú ý đến các dấu hiệu sau đây:

- Ngáy to ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hoặc người khác. Thường tiếng ngáy của bạn sẽ lớn khi bạn nằm ngửa khi ngủ và trở nên êm hơn khi bạn ngủ nghiêng.

- Thở khò khè khi ngủ

- Cảm thấy khô miệng, hụt hơi hoặc nghẹt thở khi thức dậy

- Mệt mỏi, nhức đầu vào buổi sáng

- Thường xuyên cảm thấy khó ngủ (mất ngủ)

- Buồn ngủ ban ngày quá mức; khó tập trung khi khi làm việc, xem TV hoặc thậm chí lái xe

- Tâm trạng bực bội, cáu gắt…

Ngáy không thiết là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và không phải tất cả mọi người ngủ ngáy đều mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nếu bạn ngáy to, đặc biệt là nếu bạn ngáy trong một khoảng thời gian, hãy đi khám và nhận sự tư vấn của ​​bác sĩ.

NHỮNG NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI BỊ NGƯNG THỞ KHI NGỦ

Ngưng thở khi ngủ là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày; mất tập trung khi làm việc và thậm chí là khi lái xe. Điều này khiến họ có nguy cơ bị tai nạn lao động cao hơn.

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường phàn nàn về các vấn đề về suy giảm trí nhớ, đau đầu vào buổi sáng, thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm và đi tiểu thường xuyên vào ban đêm…

Nhiều người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn sẽ phát triển bệnh huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim); tỉ lệ đột quỵ càng cao.

Ngủ ngáy to có thể khiến những người xung quanh không được nghỉ ngơi tốt và cuối cùng nó có thể hủy hoại mối quan hệ của bạn. Một số người bạn đời sẽ chọn ngủ trong phòng khác.

Các bệnh lý ở họng – hầu họng là nguyên nhân chính gây chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu kéo dài không điều trị sẽ biến chứng mãn tính, thậm chí gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư mũi xoang… đe dọa tính mạng.

Thông tin liên hệ chuyên khoa tai mũi họng – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu

• Địa chỉ phòng khám: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline tư vấn miễn phí: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Bài viết bạn đang xem nằm trong chuyên mục tai mũi họng. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp phòng ngừa và chữa trị kịp thời, đúng cách bạn có thể tham khảo các bài viết ở những chuyên mục khác tại website: https://dakhoahoancautphcm.vn

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM